Vì sao vận động viên bóng chuyền phải nhào lăn để cứu bóng?

“Trong khi đấu bóng chuyền, để đón lấy một đường bóng nguy hiểm, vận động viên thường lăn nhào xuống đất để cứu bóng. Khi luyện tập hàng ngày, vận động viên cũng phải hết lượt này đến lượt khác tập cách ngã lăn nhào.

Vậy là, ngã lăn nhào cũng cần phải học hỏi. Con người trong khoảnh khắc ngã xuống đất, tốc độ rất nhanh, chịu sự va đập rất mạnh khi chạm đất. Nếu dùng ngón tay, bàn tay hoặc cánh tay, v.v. gắng gượng chống đỡ, do các bộ vị (bộ phận) đó là những chỗ yếu ớt nhất trên cơ thể người, diện tích chịu lực lại bé mà lực đập vào mạnh, nên khó tránh bị các tổn thương như sai khớp, gãy xương, v.v. Để tránh bị thương, bộ vị chạm đất có tính chất quan trọng đặc biệt. Nếu khi ngã xuống đất mà chủ động co người thành một cục, để cho vai hay lưng (những bộ phận tương đối vững chắc trên cơ thể) chạm đất, rồi thuận đà lăn nhào một cái thì diện tích chịu lực sẽ lớn lên, giảm nhỏ áp suất, nhờ đó thân thể khó bị tổn thương. Làm thêm động tác nhào lăn có thể giúp cho người lập tức đứng dậy được khá dễ dàng, phục hồi lại tư thế thăng bằng vốn có. Thật là “”nhất cử lưỡng tiện””. Hiểu được kiến thức ngã lăn nhào rồi, khi chúng ta bị trượt chân, hoặc khi ngã xuống đất, nhất thiết không nên chống tay một cách miễn cưỡng, mà làm một động tác lăn nhào thì có thể giảm nhẹ tổn thương đến mức thấp nhất có thể được.”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ