Vì sao ở Nam Cực lại nhiều vẩn thạch đến thế?

“Vẫn thạch đối với các nhà thiên văn mà nói là “”tiêu bản thiên thể”” rất khó kiếm được. Chưa ai từng nghĩ đến trong điều kiện không có tư liệu và đầu mối nào, trong khu vực Nam Cực, môi trường sống rất khắc nghiệt nhưng các nhà khoa học đã phát hiện một lượng lớn vẫn thạch.

Năm 1912 một Đội thám hiểm của Ôxtrâylia ở vùng băng tuyết Waykeus cách phía tây bắc Nam Cực không xa đã phát hiện vẫn thạch đầu tiên. Mẫu vẫn thạch này có khối lượng khoảng 1 kg. Về sau qua nửa thế kỷ từ năm 1912 – 1964 người ta lại lần lượt phát hiện ở Nam Cực 5 mẫu vẫn thạch.

Trong vòng 20 năm kể từ năm 1969, ở khu vực Nam Cực người ta phát hiện được rất nhiều mẩu vẫn thạch, hoàn toàn rất bất ngờ. Đầu tiên là Đội thám hiểm Nhật Bản năm 1969 phát hiện ở khu vực mạch núi Đại Hoà, đến năm 1976 trong phạm vi 200 km2 người ta thu thập được khoảng 1000 mẩu vẫn thạch. Sau năm 1976 các Đội thám hiểm Nam Cực của các nước khác lại tiếp tục phát hiện một lượng lớn vẫn thạch ở các thung lũng mạch núi Đại Hoà, khu vực Alern, Waytolia. Đến cuối những năm 80 của Thế kỷ XX, toàn bộ đại lục Nam Cực đã tìm thấy 7 – 8 nghìn mẩu vẫn thạch, hơn nữa xem ra còn có thể tìm được nữa.

Những vẫn thạch trên thế giới thu được, theo thống kê ước khoảng từ 3 nghìn lần vẫn thạch rơi mà thu thập được. Những vẫn thạch phát hiện được ở Nam Cực làm cho số lần vẫn thạch tăng lên trên một nửa. Điều vô cùng quý báu là các vẫn thạch ở Nam Cực được bảo tồn lâu dài dưới điều kiện nhiệt độ thấp, độ ẩm thấp và vô cùng trong sạch, là những tư liệu và tiêu bản nghiên cứu vô cùng quý báu.

Các vẫn thạch phát hiện ở Nam Cực đặc biệt nhiều, phạm vi lại tương đối tập trung. Từ những vẫn thạch đã tìm được ở Nam Cực, đại bộ phận đều tập trung ở mạch núi Đại hoà gần chỗ trú của Đội khảo sát Nhật Bản và chung quanh những dãy núi khác, ở dải gần Đội khảo sát của Mỹ. Các nhà khoa học phát hiện những vẫn thạch tập trung này có đủ các loại. Sự thật đó nói lên rằng: những vẫn thạch này nguyên phân tán ở nhiều nơi, vì một nguyên nhân nào đó, như các tầng băng chảy chậm lâu ngày mới dần dần dồn lại một chỗ.

Vì các tầng băng giữa đại lục Nam Cực tương đối dày, kéo dài đến tận bờ biển mới mỏng dần. Có thể so sánh các tầng băng và đại lục giống như một tấm bánh, các tầng băng tự nhiên sẽ từ chỗ cao chảy xuống chỗ thấp, mặc dù tốc độ chảy rất chậm, nhưng chính vì sự trượt chậm đó mà tập trung vẫn thạch ở các nơi lại. Nếu gặp phải núi cao hoặc những gò đồi thì sự chuyển động của các vẫn thạch sẽ bị trở ngại do đó chúng phải ngừng lại dưới chân núi.

Có thể bạn cảm thấy kỳ lạ, vì sao “”các tiêu bản thiên thể”” rất khó gặp này lại đều kéo nhau đến Nam Cực để cư trú? Thực ra điều này tương tự như cực quang, là do ảnh hưởng từ trường của Trái Đất, cộng thêm với sự che phủ băng tuyết của Nam Cực đã bảo tồn những thiên thể từ ngoài bầu trời đưa đến này.”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ