Vì sao lúc nấc cụt không nên uống nước?

Thường thì nấc cụt phát sinh một cách đột nhiên. Bạn vừa cảm thấy phần trên lồng ngực bị co giật từng cơn rất khó chịu thì miệng đã đột nhiên phát ra từng tiếng nấc. Nấc cụt phát sinh nhanh và mất cũng nhanh, thường chỉ kéo dài mấy phút. Hiện tượng này không gọi là bệnh. Nó xuất hiện vì người ta ăn quá nhanh hoặc cười nhiều, hít phải khí lạnh.

Một số người bị nấc cụt lâu khác thường. Đó là biểu hiện của một loại bệnh nào đó như viêm dạ dày, chướng bụng, dạ dày bị phình ra, hoặc các bệnh về cơ hoành, khí quản.

Trong tất cả các trường hợp, nấc cụt đều xuất hiện do cơ hoành co thắt từng đợt. Cơ này nằm giữa lồng ngực và bụng trên, cho nên khi nó bị co thắt thì lồng ngực rất khó chịu. Vì cơ hoành co thắt từng lần đột ngột nên không khí hít vào xung kích lên lưỡi gà cổ họng, phát ra thành tiếng nấc. Có người nói khi bị nấc cụt, nếu uống mấy ngụm nước ấm thì sẽ khỏi nhanh. Thực ra, khi đó không nên uống nước vì dễ bị sặc vào khí quản. Đó là vì khí quản nằm ở phía trước thực quản, cả hai đều bắt đầu từ cổ họng. Phía trước khí quản có một xương sụn. Khi ta nuốt, khí quản nâng lên, do đó miệng khí quản được xương sụn này đậy lại, nước hoặc thức ăn nhờ thế mà đi vào thực quản, rơi xuống dạ dày. Khi ta thở, miệng khí quản mở ra. Do khi nấc cụt, ta không chủ động khống chế được khí quản nên rất dễ bị sặc, nước vào khí quản gây nên ho sặc hoặc tắc thở.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ