Vì sao khi khát, việc uống nước nóng có tác dụng giải khát tốt hơn nước mát?

“Đói thèm ăn, khát thèm uống”, đó là hiện tượng sinh lý bình thường. Vào mùa hè oi bức hoặc sau khi làm việc nhiều, cơ thể ra nhiều mồ hôi, người ta sẽ cảm thấy khát, muốn uống nước. Nhưng điều thú vị là rất nhiều người cảm thấy uống nước nóng giúp giải khát tốt hơn nước mát.

Người ta sở dĩ có cảm giác khát là do khi cơ thể thiếu nước đến một mức độ nhất định (tức mất đi khoảng 10% lượng nước), hệ thần kinh sẽ truyền những thông tin này lên đại não. Lúc đó, việc uống nước mát và nước ấm có hiệu quả rất khác nhau. Vì nước mát sau khi đi vào đường tiêu hóa sẽ kích thích niêm mạc, mạch máu dạ dày và đường ruột, khiến chúng co lại theo phản xạ tự nhiên, không lợi cho sự hấp thu nước trong dạ dày vào máu. Còn khi uống nước ấm, niêm mạc, mạch máu của dạ dày và đường ruột ở trạng thái giãn ra, có lợi cho sự hấp thu nước vào máu. Như vậy, sau khi uống nước nóng, ta sẽ có cảm giác đỡ khát hơn.

Do đó, sau khi vận động hoặc lao động ra mồ hôi nhiều, cảm thấy khát thì nên uống nhiều lần bằng nước ấm (20-30 độ C). Ngoài ra, việc thoát mồ hôi sẽ khiến cơ thể mất đi một lượng muối lớn. Lúc đó, nếu chỉ uống nước ấm mà không bổ sung muối thì sau khi nước được cơ thể hấp thu, chúng lại biến thành mồ hôi và tiếp tục làm mất muối trong cơ thể, gây rối loạn điện giải. Vì vậy, khi uống nước nên cho vào một ít muối.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ