Trong đại gia đình hệ Mặt trời có những thành viên chủ yếu nào?

“Gia đình hệ Mặt Trời là một hệ thống thiên thể được cấu tạo bởi Mặt Trời, 9 hành tinh lớn, mấy chục vệ tinh, hàng nghìn hàng vạn các tiểu hành tinh và vô số sao chổi cùng với những thiên thạch không thể đếm xuể và các chất giữa các ngôi sao phân bố khắp nơi trong không gian hệ Mặt Trời.

Cương vực hệ Mặt Trời bao la. Nếu lấy Diêm Vương Tinh làm biên giới của hệ Mặt Trời, cự ly của nó đến Mặt Trời là 40 đơn vị thiên văn, ước khoảng 6 tỷ km. Giả thiết máy bay cao tốc bay với tốc độ 1500 km giờ thì từ Mặt Trời đến Diêm Vương Tinh phải liên tục bay 457 năm.

Mặt Trời là thiên thể trung tâm của hệ Mặt Trời. Tất cả các thành viên của hệ Mặt Trời đều quay quanh Mặt Trời.

Chín hành tinh cách Mặt Trời từ gần đến xa lần lượt là: Thủy Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh và Diêm Vương Tinh. Mộc Tinh to nhất, là “”anh cả”” trong các hành tinh. Còn Diêm Vương Tinh nhỏ nhất là “”em út”” của các hành tinh (hiện chỉ được coi là hành tinh lùn). Ngoài Thủy Tinh và Kim Tinh ra thì 7 hành tinh khác đều có vệ tinh của mình. Trong các vệ tinh thì vệ tinh 6 của Thổ Tinh có đường kính lớn nhất, khoảng 5800 km, còn lớn hơn cả Thủy Tinh.

Lần đầu phát hiện tiểu hành tinh là vào đêm giao thừa tết Nguyên đán năm đầu tiên của thế kỷ XIX. Đến nay đã có hơn 8000 tiểu hành tinh được chính thức đặt tên. Thực ra số tiểu hành tinh còn nhiều hơn thế, tổng số trên 50 vạn ngôi.

Sao chổi là thành viên có hình dạng đặc biệt nhất, thay đổi nhiều nhất trong hệ Mặt Trời. Lúc nó gần Mặt Trời thì đường kính của đầu sao chổi khoảng trên 10 vạn km, đuôi của nó dài hàng nghìn, hàng vạn km, thậm chí còn dài hơn nữa, đó là một vật thể vô cùng lớn nhưng mật độ bình quân của nó còn thấp hơn rất nhiều so với chân không nhân tạo. Có người tính rằng: tổng số sao chổi trong hệ Mặt Trời không dưới 1 tỉ ngôi, nhưng hàng năm dùng kính viễn vọng chỉ có thể nhìn thấy mấy ngôi hoặc mười mấy ngôi.

Thiên thạch thể bình thường không thấy được, chỉ khi nào nó rơi vào tầng khí quyển của Trái Đất, ma sát với không khí bốc cháy mới để lại một vệt sáng trong không trung, đó chính là sao băng mà ta nhìn thấy. Hàng năm số thiên thạch thể bốc cháy không hết rơi vào mặt đất khoảng không dưới 20 vạn tấn, tuyệt đại đa số chỉ là những vật thể nhỏ như mũi kim, có một số lượng lớn hơn cháy không hết rơi xuống mặt đất gọi là vẫn thạch hay vẫn tinh.

Các chất giữa các hành tinh rất loãng, phần lớn chúng tập trung ở gần mặt phẳng hoàng đạo, từ đó mà hình thành những hiện tượng thiên văn như ánh sáng hoàng đạo (sau khi Mặt Trời mọc hoặc lặn thì xuất hiện những luồng sáng yếu ớt dạng hình chóp hai bên hoàng đạo) và ánh sáng của Mặt Trời (ở vùng vĩ độ thấp hoặc khu vực núi cao có lúc trên bầu trời ngược với phía Mặt Trời có thể nhìn thấy một vệt sáng hình bầu dục).”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ