Tại sao thực phẩm màu đen lại được mọi người yêu thích?

Trong dân gian Trung Quốc lưu truyền câu chuyện: Công chúa của Ngọc Hoàng đại đế trên thiên đình không chịu được sự cô quạnh của thiên đường đã tự ý xuống trần gian. Ngọc Hoàng nổi giận đã nhốt công chúa vào ngục, để cô suốt ngày bị đói. Công chúa có một người con trai tên là Mục Liên rất thông minh hiểu biết, hiếu thuận, hằng ngày đem cơm trắng, thức ăn ngon đến cho mẹ, nhưng lại bị viên cai ngục ăn mất. Tận mắt nhìn thấy mẹ mình ngày một gầy yếu, suy nhược, Mục Liên lo lắng không yên, sau đó anh ta ngâm gạo vào chất dịch ép từ lá cây, nấu cơm trắng thành cơm đen đưa vào ngục, cai ngục nhìn thấy không dám ăn vụng, còn công chúa ăn cơm này, không những duy trì được sự sống mà sức khoẻ ngày một phục hồi, da dẻ hồng hào. Lòng hiếu thuận của Mục Liên cảm động đến Ngọc Hoàng, cuối cùng đã phóng thích cho công chúa, để hai mẹ con đoàn tụ. Loại cây biến cơm trắng thành đen này gọi là “cây cơm đen”.

Ở Trung Quốc, cây cơm đen phân bố rất rộng, trong những khu rừng trên đồi núi đều có thể thấy. Việc nấu cơm đen trong dân gian đã có được nghìn năm lịch sử, đến nay nhà nông các vùng Giang Tô, Chiết Giang, An Huy, Quế Châu vào ngày mùng 8 tháng Tư cúng tổ tiên vẫn có tập tục nấu cơm đen, dân tộc Đông ở Hồ Nam còn gọi ngày này là tết cơm đen.

Thực phẩm có màu đen giống như cây cơm đen còn có thóc đen, vừng đen, mộc nhĩ, đậu đen, cá đen, nấm đen… loại thực phẩm này được gọi chung là “thực phẩm đen”. Thực phẩm đen có sắc tố đen tự nhiên, chúng cũng giống như thực phẩm trắng, thường có chứa thành phần dinh dưỡng khá cao, như gạo đen, mặc dù đều có các loại axit amin như gạo trắng nhưng các chất lysine, phenylalenin, histidin trong gạo đen so với gạo thông thường hơn 1 – 3 lần. Thực phẩm đen còn có hàm lượng dinh dưỡng chất khoáng cao như sắt, canxi, lân; vitamin B… cũng cao.

Ngoài ra, những thực phẩm đen còn có tác dụng trị bệnh, bảo vệ sức khoẻ. Trong sắc tố đen của lá và quả cây, gạo đen còn có nhiều loại anthocyamin, nó có công hiệu rõ rệt đối với sự tuần hoàn máu trong cơ thể người, có thể phòng trị bệnh về máu như tim, mắt… Trong vừng đen có chứa nhiều chất axit béo chưa bão hòa, dịch nhầy có công hiệu tẩm bổ, tăng cường cho não, làm mềm các động mạch. Mộc nhĩ đen cổ đại còn gọi là “cây kê”, có hàm lượng protein cao và còn có một loại chất có thể ức chế máu đông cũng có tác dụng trong việc chữa trị bệnh về tim não, máu, là thực phẩm chống lão hoá rất tốt.

Chính vì “thực phẩm đen” vừa là thực phẩm, lại có tác dụng bảo vệ sức khoẻ, chữa trị, cho nên ngày càng được con người ưa thích.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ