Tại sao máy tính có thể “khám bệnh”?

“Có thể bạn đã nghe nói, thậm chí còn tận mắt thấy các “”bác sỹ máy tính””. Ví dụ chuyên gia máy tính về bệnh gan, chuyên gia máy tính về bệnh dạ dày, chuyên gia máy tính về các bệnh truyền nhiễm v.v. 170 người đã từng lần lượt vào hai phòng khác nhau để khám với Giáo sư Phan Trừng Liêm – chuyên gia bệnh gan và “”bác sỹ máy tính””. Lúc đầu họ để giáo sư Liêm chẩn đoán, rồi sau đó để “”bác sỹ máy tính”” khám. Kết quả không chỉ giống nhau hoàn toàn mà đơn thuốc kê ra cũng như nhau, độ chuẩn xác trên 99%.

Thực ra những “”bác sỹ máy tính”” này sở dĩ có thể giúp việc khám bệnh là vì nó đã kết hợp với hệ thống chuyên gia, tức là một hệ thống phần mềm của máy tính chuyên dụng. Trước hết người ta đã thu thập những tri thức của các bác sỹ một chuyên khoa nào đó, tổ chức thành một kho tri thức theo cách thức mà máy tính có thể tiếp nhận và xử lí, rồi lưu trữ trong máy tính. Khi bệnh nhân mời “”bác sỹ máy tính”” khám bệnh thì hệ thống chuyên gia chữa trị này sẽ khởi động, qua việc đối thoại với bệnh nhân mà có được những dữ liệu cần thiết về bệnh nhân và bệnh tình, và cả các loại kết quả kiểm nghiệm. Hệ thống sẽ dựa vào các tri thức trong kho tri thức để phân tích, suy lí những dữ liệu này phỏng theo những chuyên gia có những tri thức lĩnh vực xác định nào đó. Tiếp đến là chẩn đoán bắt chước theo các bác sỹ chuyên khoa, rồi thì hiển thị kết quả chẩn đoán ra và cuối cùng là kê đơn thuốc.

Các bác sỹ chuyên khoa là người khi khám bệnh có thể do sơ suất, do can thiệp bên ngoài hoặc do những thiên kiến về yếu tố tâm lí ảnh hưởng đến mà dẫn tới chẩn đoán sai. Lại ví dụ một bác sỹ trước khi khám bệnh mà trong nhà có chuyện không vui thì ngày hôm đó ông ta khám cho bệnh nhân chắc là sẽ bị ảnh hưởng. Ví dụ lại một bác sỹ gần đây vì công tác bận rộn mà mệt mỏi thì những ngày chẩn đoán cũng sẽ bị ảnh hưởng. Hệ thống chuyên gia điều trị có thể khắc phục được những ảnh hưởng bất lợi của những nhân tố tác động đến con người mà các bác sỹ chuyên khoa gặp phải khi phân tích bệnh tình và chẩn đoán cho bệnh nhân. Nó sẽ không một lời kêu ca phàn nàn, khám cho người bệnh mà không bao giờ biết mệt mỏi. Nó còn có thể làm cho tay nghề của các bác sỹ chuyên khoa không bị ảnh hưởng bởi thời gian và không gian. Hệ thống chuyên gia điều trị có thể giữ mãi được những kinh nghiệm nghề y của các bác sỹ chuyên khoa. Một khi đã nghiên cứu thành công hệ thống chuyên gia điều trị nổi tiếng thì nó có thể ứng dụng hệ thống đó vào mọi nơi.

Hiện nay trên thế giới đã có các hệ thống chuyên gia y tế, như về chức năng phổi, về dược lí bệnh thần kinh, về ung thư, về gan, dạ dày, về chẩn trị đông y. Nhưng nổi tiếng nhất phải kể đến hệ thống MYCIN chẩn đoán và điều trị bệnh truyền nhiễm mà Trường Đại học Stanford, Mĩ đã nghiên cứu và chế tạo thành công năm 1974. Đây là một hệ thống chuyên gia có chức năng khá toàn diện. Nó không chỉ có tính năng cao mà còn có chức năng giải thích và chức năng thu nhận tri thức. Nó có thể đối thoại với người dùng máy bằng tiếng Anh đơn giản, trả lời các vấn đề mà người sử dụng nêu ra, còn có thể học tập các tri thức của các chuyên gia.

Hệ thống chuyên gia y tế cũng có những chỗ bất cập. Do bởi nó được con người thiết kế ra, tri thức chẩn trị của nó chỉ là một phần hạn chế trong tri thức chuyên gia bác sỹ. Bởi vậy, tri thức của nó là hạn hẹp. Ngoài ra, hệ thống này thiếu hụt những hiểu biết thuộc tầng sâu của tri thức, không thể đáp ứng nhiều những câu hỏi “”tại sao””. Với tình hình muôn vẻ của bệnh nhân trong thực tế cuộc sống, nó chỉ có thể dựa theo chương trình đã lập sẵn rồi vận dụng những tri thức có trong kho tri thức của nó để đưa ra lời chẩn đoán, nêu đề nghị cách chữa trị. Nó tuyệt nhiên không thể vận dụng những tri thức bối cảnh hoặc thường thức một cách linh hoạt như các bác sỹ chuyên khoa để chẩn đoán cho thật chuẩn xác. Bởi vậy, về mặt này còn có nhiều việc phải nghiên cứu thêm.”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ