Tại sao hoa dương kim lại có thể gây mê?

“Thời cổ, có vị lương y lừng danh Hoa Đà đã dùng một loại gọi là “Ma phí tần” làm thuốc tế để cạo xương trị độc, mổ bụng, cắt ruột cho người bệnh. Theo khảo chứng, vị thuốc chính trong “ma phí tần” là hoa dương kim.

Con người ăn phải hoa dương kim thần trí sẽ không tỉnh táo. Ở Trung Quốc triều đại Minh có nhà danh y nổi tiếng tên là Lý Thời Trân, từng tự mình thử ăn loại hoa này để nghiệm chứng hiệu quả của nó. Điều này đều có ghi chép lại trong “Bản thảo cương mục” của ông.

Nhưng thời đại những vị danh y như Hoa Đà, Lý Thời Trân, mặc dù trong thực tiễn họ đã tìm ra loại hoa dương kim có thể khiến cho con người có hiện tượng mê man, nhưng lại không giải thích được tại sao có thể gây mê được. Ngày nay, các nhà khoa học công tác về y học của Trung Quốc không những tìm ra được thuốc gây mê Đông y đã ẩn giấu hơn 1.700 năm, làm cho nó nổi tiếng, mà còn hiểu rõ tại sao nó có thể gây mê cho con người. Hơn nữa căn cứ vào nguyên lí này họ lại phát minh ra loại thuốc gây tỉnh cho con người khi bị hoa dương kim gây mê, tức là muốn mê thì mê, muốn tỉnh thì tỉnh, thời gian dài ngắn do con người điều chỉnh.

Trong hoa dương kim chứa một thành phần gây mê gọi là kiềm scopolamine hyoscine. Nó là một chất hoạt tính sinh vật rất mạnh, có lực tác dụng lẫn nhau rất cao đối với hệ thần kinh của con người. Chúng ta biết rằng ý chí và tri giác của con người phải dựa vào hoạt động của hệ thống thần kinh. Đại não của chúng ta có rất nhiều tế bào thần kinh, giữa chúng tiến hành truyền các thông tin đan chéo phức tạp, sự truyền dẫn này phải nhờ vào đầu cuối thần kinh giải phóng ra một loại chất hóa học – chất dẫn – kết hợp với thể thu nhận của bề mặt tế bào thần kinh khác mới có thể phát huy tác dụng. Cũng ví như bạn muốn kể với bạn ở phương xa một câu chuyện, chỉ cần viết một lá thư gửi đi là được. Tác dụng của chất dẫn này gần giống như bức thư. Nhưng sau khi kiềm scopolamine hyoscine này vào cơ thể con người, lại vượt lên chiếm giữ hệ thống thu nhận của bề mặt tế bào thần kinh, khiến cho chất dẫn không có cách nào để kết hợp được với thể thu nhận mà phát huy tác dụng. Cũng giống như người bạn phương xa đang bận một việc nào đó đến ngay cả thư cũng không kịp mở ra xem. Tất nhiên bạn đó sẽ không biết bạn kể chuyện gì rồi. Việc truyền dẫn thông tin giữa các tế bào thần kinh đại não một khi gặp cản trở người cũng sẽ mất tri giác và ý chí. Hoa dương kim gây mê cho con người như vậy, phải đợi đến khi kiềm trong cơ thể bị phân giải và bài tiết ra ngoài người mới có thể khôi phục tri giác và ý chí được. Căn cứ vào nguyên lí này, các nhà khoa học Trung Quốc lại chế tạo ra một loại thuốc mới gọi là “viên gây tỉnh”, nó có thể giúp tăng cao số lượng chất dẫn trong cơ thể, ngang bằng tăng thêm binh lực, có thể đoạt lại cơ thể hấp thụ đang bị kiềm scopolamine hyoscine chiếm giữ, lưu thông lại sự truyền dẫn thông tin giữa tế bào thần kinh, con người sẽ nhanh chóng tỉnh lại.

Tất nhiên, nguyên lí của sự gây mê và gây tỉnh rất phức tạp, còn nhiều điều bí ẩn đang đợi con người tìm tòi nghiên cứu và khám phá.”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ