Tại sao có một số thực vật thân gỗ có thể tạo ra đường?

Nói đến đường, mọi người đều biết là được lấy từ mía và rau ngọt, trên thực tế thực vật khác có chứa lượng đường lớn cũng có thể tạo đường, trong đó khá nổi tiếng là cây thích (tên khoa học là Acer palmatum). Cây thích là cây cảnh rất đẹp, đến mùa thu lá cây sẽ chuyển thành màu hồng, nhưng tạo được đường thì chỉ có cây thích đường ở Bắc Mỹ. Cây thích đường là loài cây lớn, thân cây có chứa nhiều tinh bột, chất tinh bột này vào mùa đông ở nhiệt độ thấp sẽ chuyển thành đường, lượng đường này ẩn náu trong dịch cây ở phần gỗ, đến mùa xuân, nhiệt độ ấm dần lên, dịch cây bắt đầu di chuyển, nếu khoét một lỗ ở trên thân cây sẽ có dịch cây rất ngọt chảy trào ra không ngừng. Hàm lượng đường ở trong cây thích đường thường là 0,5%, 7%, có khi cao tới 10%, vì vậy cho dù có thu hoạch nhiều năm cũng sẽ không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.

Ngoài ra, còn một số loại cây cọ đường thốt nốt thuộc thực vật họ cọ sống ở vùng nhiệt đới cũng có thể sản sinh ra đường, nhưng không phải lấy từ trong thân cây, mà từ trong chùm hoa của nó, mỗi một cây cọ đường một năm có thể tạo khoảng 50 kg.

Mấy năm trở lại đây, các nhà khoa học Trung Quốc đã phát hiện cây hổ leo núi thuộc họ nho cũng có thể sản sinh ra chất đường. Cây hổ leo núi là một loại thực vật dây leo chất gỗ, dùng làm thảo dược trị viêm khớp phong thấp và đại tiểu tiện ra máu, hiện nay phát hiện hàm lượng đường có trong thân lên tới 8,5% – 10,5%, còn cao hơn cả cây thích đường. Có người gọi nó là dây leo đường. Mặc dù cây hổ leo núi là một loại cây trồng họ đường thân gỗ rất tốt, nhưng nay vẫn còn sống hoang dã, chưa được sử dụng phù hợp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ