Sương muối được hình thành như thế nào?

“Những ngày lạnh giá, gió nhỏ, trăng sao trong sáng, sáng sớm mở cửa sổ nhìn ra ngoài ta thấy trên nóc nhà, dưới bãi cỏ có một lớp tuyết trắng mỏng. Nếu bạn lật một viên ngói để nhìn có thể phát hiện thấy mặt dưới của nó cũng có một lớp sương muối trắng như tuyết.

Hằng năm cứ vào hạ tuần tháng 10, bóc lịch ta thường thấy ghi tiết “Sương giáng”. Chúng ta đã từng nhìn thấy tuyết rơi, cũng đã thấy mưa, nhưng có ai đã thấy được sương giáng? Sương muối có phải từ trên trời giáng xuống không? Ban ngày mặt đất vì bị ánh nắng chiếu rọi nên nhiệt độ không khí tương đối cao, nước trên mặt đất thường bốc hơi, như vậy khiến cho lớp không khí gần mặt đất luôn luôn chứa một lượng nước nhất định. Cuối mùa thu, mùa đông và đầu mùa xuân, ban đêm không khí lạnh giá, đặc biệt là những đêm không mây, không gió không khí giá rét tích tụ lại gần mặt đất. Khi lạnh đến dưới 0°C tiếp xúc với những vật lạnh thì hơi nước trong bộ phận đó sẽ bám vào vật thể kết thành tinh thể băng. Đó chính là sương muối. Vì sương muối là hơi nước ngưng kết trên mặt đất, không phải từ trên trời rơi xuống, cho nên dù ở đâu, chỉ cần có điều kiện ngưng kết thì nó sẽ hình thành, có lúc dưới mảnh ngói hoặc phiến đá cũng có thể nhìn thấy sương muối. Cho nên dùng từ sương giáng là chưa chính xác. Tuy nhiên tên gọi của tiết khí này đã truyền lại lâu đời, thành thói quen nên không cần sửa chữa nữa.

Những vật thể lộ thiên, điều kiện hình thành sương muối trong đêm mùa lạnh có khác nhau. Đồ sắt vì tỉ nhiệt nhỏ, sau khi nhiệt lượng khuếch tán dễ trở thành vật lạnh nên sương muối dễ xuất hiện, gỗ có thể khuếch tán nhiệt cả mặt trên và mặt dưới, hơn nữa có thể gác trên mặt nước nên gỗ ngậm hơi nước rất nhiều, do đó cũng dễ thành sương, gạch có nhiều đường nứt và khe rỗng tính năng cách nhiệt tốt, một khi gặp lạnh, nhiệt lượng của các vật khác khó truyền cho nó, cho nên hình thành sương muối rất chậm. Trên mặt đất hai mặt lá cỏ và lá cây đều có thể khuếch tán nhiệt, hơn nữa lá mỏng dễ bị làm lạnh cho nên cũng xuất hiện sương muối. Đất cày bừa tơi xốp vì không dễ hấp thu nhiệt dưới đất truyền lên cho nên bề mặt của nó dễ hình thành sương muối hơn đất vón chặt. Vì điều kiện hình thành sương muối của chúng khác nhau, cho nên sự xuất hiện sương muối của chúng trước sau cũng khác nhau.”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ