Sao chổi là gì?

Ban đêm nhìn lên bầu trời, các ngôi sao nhấp nháy. Nhưng cũng có lúc, đương nhiên là rất ít gặp, trên bầu trời bỗng sa xuống một “vị khác” rất kỳ lạ: vệt sáng có đầu và có đuôi kéo dài giống như một nhát quét. Đó chính là sao chổi.

Rất nhiều sao chổi không ngừng quay quanh quỹ đạo elip dài và dẹt quanh Mặt Trời. Những sao chổi này gọi là “sao chổi chu kỳ”. Cứ cách một thời gian nhất định thì chúng lại chuyển động đến quỹ đạo gần với Mặt Trời và Trái Đất, lúc đó ta có dịp nhìn thấy nó. Có những sao chổi quỹ đạo là đường parabôn, hoặc hipecbôn, chúng giống như những khách qua đường của hệ Mặt Trời, đã đi là đi luôn đến chân trời góc biển nào không biết được.

Sao chổi chỉ là một khí đoàn đông lạnh kèm theo những hạt băng và các chất bụi. Sao chổi điển hình chia làm 3 bộ phận: nhân sao, tóc sao và đuôi sao. Nhân sao chủ yếu do các chất ở trạng thái rắn dày đặc cấu tạo thành, đường kính nói chung trên 10 km. Lớp sương mù chung quanh hạt nhân sao chổi là lớp tóc sao chổi. Hạt nhân và lớp tóc gọi chung là đầu sao. Cái đuôi dài phía sau là đuôi sao.

Đường kính đầu sao chổi nói chung từ 5 vạn – 25 vạn km. Theo ghi chép thì sao chổi xuất hiện năm 1811 được xem là sao chổi lớn quán quân, đường kính đầu sao chổi trên 1,8 triệu km, còn lớn hơn đường kính của Mặt Trời. Các nhà thiên văn thông qua quan sát bên ngoài tầng khí quyển của Trái Đất phát hiện đầu của một số sao chổi nào đó có lớp ngoài cùng là một tầng bao bọc lớn bằng lớp mây hydro, có những lớp đường kính đạt đến hơn 10 triệu km.

Đuôi của sao chổi không phải bao giờ cũng có, chỉ khi nào sao chổi đến gần Mặt Trời bị áp lực của gió Mặt Trời mới hình thành. Độ dài đuôi sao chổi nói chúng là hàng triệu đến hàng trăm triệu km. Sao chổi vừa nói đến trên đây, đuôi của nó dài 160 triệu km, chiều rộng hơn 20 triệu km. Nếu ta xem sao chổi có hình chóp nón thì thể tích của nó lớp gấp hơn hai vạn lần so với Mặt Trời.

Sao chổi tuy thể tích lớn, nhưng bụng của nó trống rỗng. Tuy sao chổi to hơn Mặt Trời hàng vạn lần nhưng khối lượng của nó có lẽ chỉ bằng 1/200 tỉ – 1/2 triệu tỉ khối lượng của Mặt Trời. Do đó mật độ của nó là vô cùng thưa thớt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ