Vì sao xử lí không thích đáng loại rác thải nguy hiểm dễ gây nên tai họa?

Rác thải nguy hiểm tức là chỉ các vật phế thải có tính độc dễ bốc cháy, dễ hoen gỉ và có tính truyền nhiễm, hoặc có tính phóng xạ, trong các chất hóa học có độc và các vật phế thải có tính phóng xạ là nguy hiểm nhất.

Ngày nay, trên thị trường có khoảng 7 – 8 vạn loại hóa phẩm trong đó có hơn 5.000 loại có hại cho sức khỏe con người và môi trường sinh thái. Chúng gây ô nhiễm không khí, nước và đất đai. Nếu dùng những phương pháp xử lí đơn giản như chôn vùi thì có thể mấy năm hoặc mấy chục năm sau chúng lại thoát ra và gây tai họa cho con người.

Năm 1978 ở ngoại ô thành phố Niagara Falls bang New York Mỹ, có một chỗ mặt đất bị nứt toác thành rãnh lớn thậm chí nhà sụt, đất lở, dân cư xung quanh mắc ung thư cao, tỉ lệ phụ nữ sảy thai tăng cao, người ta còn phát hiện thấy thai nhi dị dạng. Qua điều tra khám phá được phía dưới khu nhà ở này trước kia là một con sông. Bốn mươi năm trước Công ty hóa học Huk đã chôn xuống đó mấy trăm thùng đựng chất thải hóa học, sau đó lấp đất san phẳng. Về sau, Nhà nước đã xây dựng một khu chung cư, trường học và sân vận động trên khu đất này. Vì đất nền không vững, lâu ngày đã xuất hiện vết nứt, do đó khí độc trong các thùng đựng phế thải đã bốc lên và gây hại cho người dân.

Bang Missouri Mỹ có bức “tử thành”, mặt đường được phủ bằng loại vật liệu tận dụng từ các chất phế thải để thay cho nhựa đường. Mấy năm sau, các chất độc bốc lên khiến cho nhân dân bị ung thư và gia súc chết rất nhiều. Về sau, Nhà nước bắt buộc phải bỏ ra một khoản tiền lớn để di dân ra khỏi thị trấn này.

Ngoài những hóa phẩm độc hại, những chất có tính phóng xạ nếu không được xử lí thích hợp cũng sẽ gây tai họa cho môi trường sinh thái và con người.

Ở vùng Đông Bắc New Zealand có một eo biển. Người ta đã vứt xuống đó những chất phế thải có tính phóng xạ. Sau một trận động đất những thùng đựng chất phế thải phóng xạ bị phá hỏng, các chất phóng xạ rò rỉ ra ngoài đã gây ô nhiễm cho cả vùng eo biển. Kết quả cá chết hàng loạt, hàng nghìn hàng vạn súc vật vì ăn phải cỏ xanh và uống nước có nhiễm chất phóng xạ nên cứ chết dần. Nhân dân bắt buộc phải dời khỏi khu vực nguy hiểm đó.

Ngày nay, ô nhiễm rác thải nguy hiểm đã trở thành một vấn đề môi trường có tính thế giới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ