Vì sao trong nòng súng, nòng pháo có đường xoắn ốc vòng vòng?

“Khi súng ống vừa mới được phát minh, mặt trong của nòng súng và nòng pháo đều trơn tru nhẵn bóng, không có đường xoắn ốc (khương tuyến). Lúc bấy giờ, đạn súng và đạn pháo sau khi ra khỏi nòng đều bay tán loạn về phía trước, xác suất bắn trúng đích rất thấp. Có lúc, đạn súng và đạn pháo vừa mới bay ra chưa xa liền lộn ngược đầu lại rồi rơi xuống. Đó là do nguyên nhân gì vậy? Thì ra, trong quá trình viên đạn bay đi, do chịu lực cản của không khí, đạn súng và đạn pháo bao giờ cũng nghiêng bên này, ngả bên kia, rất khó bắn trúng mục tiêu. Làm không khéo, đạn có thể quay đầu lại ở trên không.

Về sau, con người nhận được gợi ý từ trò chơi con quay của trẻ con. Bất kì vật thể nào nếu quay xung quanh mình, do quán tính của chuyển động, sẽ duy trì hướng của trục chuyển động không đổi. Nếu viên đạn bắn ra được quay giống như con quay, sẽ không nghiêng bên này, ngả bên kia. Thế là có người nêu ý kiến, vạch đường xoắn ốc vòng vòng lên mặt trong của nòng súng và nòng pháo. Đạn súng và đạn pháo sau khi theo đường khương tuyến bắn ra sẽ chuyển động quay quanh đường trục của bản thân rất nhanh như kiểu con quay, trên không trung chúng sẽ không nghiêng ngả mà nhằm thẳng vào mục tiêu lao tới.

Con quay quay càng nhanh thì càng khó đổ nhào. Trong khi bay, đạn súng và đạn pháo quay càng nhanh thì phương hướng cũng càng ổn định. Vì vậy, trong nòng súng trường hiện đại, phần nhiều đều khắc bốn đường xoắn ốc. Viên đạn khi ra khỏi nòng, mỗi giây có thể quay tới 3600 vòng cơ đấy!”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ