Vì sao rađa có thể đo được bão, mưa giông và gió lốc?

“Muốn biết được tình hình mưa giông, bão và gió lốc ở vùng xa ta có thể dùng rađa để thăm dò.

Rađa có thể phát ra sóng vô tuyến. Đó là loại sóng ngắn phát ra từ ăngten. Sóng vô tuyến này gặp phải gió lốc, mưa giông và bão ở những vùng trời xa xôi có thể phản xạ trở lại và hiển thị các tín hiệu trên màn ảnh rađa. Vì vậy từ màn ảnh rađa có thể thấy được toàn bộ bộ mặt và kết cấu của gió lốc, mưa giông và cơn bão. Giả thiết ở vùng A có mưa giông, cách vùng đó mấy trăm km ta đặt rađa và màn huỳnh quang thì có thể thấy được những vết sáng và đường sáng không quy tắc trên màn hình, đó chính là ảnh của rađa. Trên màn ảnh của rađa người ta vạch những đường cự ly thể hiện khoảng cách trận giông cách bao xa. Nếu khu có mưa và mưa rất to thì diện tích những vệt sáng hoặc đường sáng trên màn hình cũng rất lớn và càng sáng hơn. Chỉ cần trong từng khoảng thời gian một, ta quan sát mấy lần thì sẽ tính được hướng di chuyển và tốc độ chuyển động của cơn giông. Như vậy sẽ biết được rõ ràng trong vòng mấy tiếng nữa hoặc trong bao lâu nữa sẽ có trận giông lớn ập đến. Cường độ mưa giông và mưa bình thường khác nhau rất lớn. Thông qua vệt sáng trên màn hình ta có thể phân biệt được.

Ngoài ra kết cấu nằm ngang và kết cấu thẳng đứng của đám mây giông cũng có thể thông qua màn hình rađa thể hiện ra.

Trung tâm cơn lốc và trạng thái mây mưa chung quanh nó đều có thể thể hiện được trên màn rađa, chỉ cần quan sát định kỳ mấy lần là có thể tính được tốc độ và hướng đi của cơn lốc. Có được những tư liệu quý báu này là có thể biết được vị trí, cường độ, hướng và tốc độ di chuyển một cách chính xác, từ đó có thể đưa ra dự báo cơn lốc một cách tin cậy.”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ