Vì sao nông dân ở miền núi cũng bị bệnh cận thị?

Cận thị là tình trạng ánh sáng song song từ xa đến không tập trung thành ảnh trên võng mạc, ảnh sẽ nằm phía trước võng mạc. Do đó, bệnh nhân nhìn đồ vật ở xa thấy mờ, không rõ. Tuy nhiên, ánh sáng ở cự ly gần tương đối phân tán nên có thể tụ thành ảnh trên võng mạc. Vì vậy, người cận thị có thể nhận được hình ảnh gần tương đối rõ.

Thường người ta cho rằng: bệnh cận thị chỉ do việc dùng mắt không đúng cách sinh ra, chẳng hạn đọc sách hoặc viết chữ ở cự ly gần quá, hoặc đọc sách dưới ánh sáng yếu, đọc sách, xem ti vi quá lâu. Thực ra, cách nghĩ này chưa đầy đủ, vì có người sử dụng mắt một cách bình thường mà cũng bị cận thị. Ví dụ, những người nông dân sống ở nông thôn, rừng núi, quanh năm cày bừa, chăn nuôi là chính nhưng vẫn có thể bị cận thị.

Nguyên nhân là do do khúc xạ của thủy tinh thể không chuẩn, có thể do di truyền. Các kết quả nghiên cứu gần đây về bệnh cận thị cho thấy:

– Bệnh có liên quan đến chủng tộc. Người da vàng hay mắc hơn so với người da trắng và da đen.

– Bệnh có liên quan với lịch sử gia tộc, nghĩa là nếu trong nhà có người cận thị thì những thành viên khác của gia đình cũng có nhiều nguy cơ mắc bệnh này.

Vì vậy, một số người sống ở nông thôn, miền núi tuy vẫn dùng mắt một cách hợp lý nhưng vẫn bị cận thị. Do đó, các thành viên trong gia đình có người cận thị nên quan tâm hơn đến việc dùng mắt đúng quy tắc để bảo vệ mắt được tốt hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ