Vì sao mật có sỏi?

Ở bên phải bụng trên của cơ thể có một hệ thống đường mật gồm túi mật và ống mật, trong đó có dịch mật ( được sản xuất tại gan, mỗi ngày 50-100 ml). Dịch này được đưa vào đường ruột để giúp tiêu hóa thức ăn. Vậy vì sao trong mật lại có sỏi?

Nói chung, người ta cho rằng, sự hình thành sỏi mật có ba điều kiện:

– Tính chất dịch mật thay đổi, thành phần cholesteron hoặc sắc tố mật tăng lên, tạo nên sỏi cholesterol, sỏi sắc tố mật hay sỏi hỗn hợp.

– Hệ thống đường mật bị viêm hoặc có giun đũa làm tắc, khiến dịch mật không lưu thông, tích lại, thành sỏi.

– Những hạt cholesterol hoặc sắc tố mật dần dần kết tụ, phát triển thành sỏi.

Sỏi mật là bệnh thường gặp. Khi ăn thức ăn nhiều mỡ hay lượng vận động giảm đi, thành phần dịch mật bị ảnh hưởng, hàm lượng cholestron, sắc tố mật tăng lên. Ngoài ra, hệ thống đường mật có rất nhiều cơ hội để viêm. Đặc biệt là ở nông thôn, tỷ lệ bệnh giun đũa rất cao, dẫn đến giun đũa ống mật, làm cho dịch mật tích lại để hình thành sỏi. Một khi sỏi mật hình thành sẽ ngày càng to thêm. Để ngăn ngừa bệnh sỏi mật, ta nên tránh ăn thức ăn nhiều mỡ để giảm thấp chất mỡ, cholesterol và sắc tố mật trong cơ thể. Ngoài ra, nên ăn rau tươi và hoa quả để tăng thêm vitamin; đây cũng là một biện pháp có hiệu quả để ngăn chặn sỏi mật.

Việc tích cực vận động, tăng thêm công năng của các nội tạng không những đề phòng được sỏi mật mà còn giúp giảm béo, tăng thêm sức đề kháng cho cơ thể để tránh viêm hệ thống đường mật. Kịp thời chữa bệnh giun đũa hoặc bệnh viêm đường mật cũng là những biện pháp quan trọng để đề phòng sỏi mật.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ