Vì sao không nên dùng mắt trực tiếp quan sát nhật thực?

“Nhật thực là hiện tượng tự nhiên hiếm thấy, đặc biệt nhật thực toàn phần càng kỳ quan, tráng lệ. Trong một thời gian ngắn, các nhà khoa học đã dùng các loại kính viễn vọng thiên văn và kính viễn vọng điện tử để quan sát nhật thực, tiến hành chụp ảnh và ghi chép, phân tích quang phổ và đường cong biến đổi độ sáng bằng sóng vô tuyến.

Mỗi lần phát sinh nhật thực nhiều người đều thích thú về hiện tượng thiên văn này, mong muốn nhìn thấy được rõ hơn nó bắt đầu như thế nào, phát triển, biến đổi ra sao cho đến khi kết thúc. Khi quan sát nhật thực phải chú ý không nên dùng mắt trực tiếp nhìn thẳng lên Mặt Trời. Mấy chục năm trước ở Đức có người mấy người vì trực tiếp nhìn vào Mặt Trời mà hai mắt bị mù. Trực tiếp dùng mắt xem nhật thực vì sao lại hại mắt, thậm chí khiến cho mắt bị mù?

Mọi người đều có kinh nghiệm sau: dùng mắt trực tiếp nhìn Mặt Trời, mặc dù chỉ nhìn trong thời gian ngắn nhưng con mắt sẽ bị kích thích mạnh, trước mắt hình thành một quầng tối rất lâu mới phục hồi được. Đó là vì trong mắt có thủy tinh thể, nó có tác dụng như thấu kính tập trung ánh sáng. Mắt nhìn thẳng vào Mặt Trời thì nhiệt năng trong ánh nắng sẽ tích tụ lại trên võng mạc ở đáy mắt, khiến cho nó bị kích thích. Nếu nhìn thời gian dài thì võng mạc sẽ bị đốt tổn thương và thị lực mất đi.

Khi phát sinh nhật thực, đại bộ phận thời gian đều là nhật thực một phần, Mặt Trăng chỉ che lấp một phần Mặt Trời, bộ phận còn lại của Mặt Trời vẫn phát sáng với độ nhiệt mạnh như bình thường, cho nên trực tiếp dùng mắt để quan sát vẫn bị tổn thương như thường.

Vậy có biện pháp gì đơn giản để quan sát nhật thực không?

Thông thường có thể dùng một miếng kính đã được nhuộm đen đặt trước mắt, hoặc dùng một tấm kính đặt trên ngọn lửa để hun đen khói. Độ dày của lớp bụi đen phải đồng đều khiến cho con mắt nhìn qua nó thấy Mặt Trời trở thành màu đồng đen. Như vậy vừa không nhức mắt lại vừa thấy rõ, bởi vì tấm kính đã được bôi đen có thể hấp thu phần lớn nhiệt năng trong ánh sáng Mặt Trời, khiến cho ánh sáng Mặt Trời tích tụ trên võng mạc không đến mức gây ra tổn thương. Cũng có thể dùng một chậu nước đã được pha mực đen vào để quan sát ảnh của Mặt Trời trong nước. Nhưng vì khả năng phản xạ ánh sáng của nước còn rất lớn cho nên không được nhìn lâu, phải vừa xem vừa dừng thì mắt sẽ không bị tổn thương.

Như vậy có phải là bất cứ lúc nào đều không thể trực tiếp dùng mắt để xem nhật thực không? Trong điều kiện đặc biệt vẫn có thể được. Trường hợp giai đoạn nhật thực toàn phần, lúc đó toàn bộ Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất, chỉ sót lại quầng Mặt Trời tối ở phía ngoài, lúc đó có thể dùng mắt để trực tiếp quan sát. Nhưng số lần nhật thực toàn phần phát sinh rất ít, hơn nữa giai đoạn nhật thực toàn phần lâu nhất cũng chỉ kéo dài khoảng 7 phút 40 giây, còn quá trình phát sinh nhật thực có thể kéo dài 2 – 3 giờ, trong đó phần lớn thời gian là nhật thực một phần, cho nên phải dùng những phương pháp đã giới thiệu ở trên để quan sát. Có trường hợp nhật thực phát sinh vào lúc Mặt Trời mới mọc hoặc Mặt Trời sắp lặn, hiện tượng đó gọi là “”nhật thực mọc”” hoặc “”nhật thực lặn””, vì lúc đó ánh sáng Mặt Trời bị tầng khí quyển dày đặc của Trái Đất làm yếu đi, nên có quan sát trực tiếp được bằng mắt thường.”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ