Vì sao dưới bồn địa Talimu khô ráo lại có nhiều nước ngầm?

Bồn địa lớn nhất Trung Quốc – miền Trung bồn địa Talimu là sa mạc Takhơlamakan. Ở Duy Ngô Nhĩ, Takhơlamakan có nghĩa là “vào mà không ra được”. Có nhiều đội khảo sát vì thiếu nước mà đã hy sinh ở vùng sa mạc đó.

Phía nam bồn địa Talimu có cao nguyên Thanh Tạng rất cao, phía tây có cao nguyên Pamia, phía bắc có mạch núi Thiên Sơn. Trong bồn địa khép kín, mùa hè gió không vào được luôn bị hạn hán uy hiếp. Lượng nước mưa bình quân hằng năm ở đây chưa đến 50 mm. Vì gió mạnh và nhiệt độ khá cao mà khiến cho lượng nước bốc hơi ở đây đạt trên 3.000 mm. Do đó ngoài vùng biên ra, trong bồn địa cát nổi từng cồn, mấy hồ nhỏ cũng thường khô nước và cuối cùng hoàn toàn biến thành sa mạc.

Nhưng kỳ tích đã xuất hiện. Qua sự khảo sát của nhiều ngành liên quan người ta đã phát hiện thấy dưới đất bồn địa Talimu có những kho chứa nước ngầm rất lớn. Kho chứa nước ngầm phía tây bồn địa hằng năm có thể cung cấp 6 tỉ m3 nước chất lượng tốt, tương đương với 1/8 lưu lượng sông Hoàng Hà. Sự phát hiện này đã đưa niềm vui to lớn cho đội quân khai thác dầu mỏ vùng bồn địa.

Vì nguyên nhân gì mà ở Talimu lại có nguồn nước ngầm lớn như thế? Nước ngầm chủ yếu là nguồn nước mưa lâu ngày ngấm xuống tích tụ mà thành. Từ nguồn nước ngầm phong phú của bồn địa Talimu có thể suy luận ra ở đây thời đại địa chất cổ đã từng có một thời kỳ khí hậu ẩm ướt, lượng mưa nhiều.

Theo khảo sát, thời kỳ tích nước của bồn địa Talimu rất dài.

30 vạn năm về trước, bồn địa Talimu và Saitamu là một biển lớn nối liền nhau. Về sau vỏ Trái Đất ở đó bị nâng lên, nhưng vẫn là một vùng ẩm ướt, lượng mưa khá nhiều, có thảo nguyên và đầm lầy phân bố. Thời kỳ ẩm ướt kéo dài mấy vạn năm khiến cho vùng Talimu tích tụ nguồn nước ngầm to lớn.
Về sau dãy núi Côn Lôn, Amijin và cao nguyên Thanh Tạng phía nam, dãy Thiên Sơn phía bắc không ngừng nhô lên, vùng Talimu sụt xuống thành bồn địa. Nguồn nước mưa của các ngọn núi chung quanh và nguồn nước các sông băng tan đã liên tục đổ vào bồn địa. Hồi đó có tất cả hơn 100 dòng sông lớn nhỏ, riêng sông lớn có 13 con sông, như sông Talimu, sông Hoà Điền, sông Akhơsô, sông Yazeng, sông Khổng Tước… Những dòng sông này đều chảy qua bồn địa và nước của chúng trực tiếp thẩm thấu xuống.

Nước mưa trong sa mạc và nước lụt vùng núi chung quanh nhiều hơn lượng nước bị bốc hơi, nên đã ngấm xuống đất, hình thành nguồn nước ngầm. Đương nhiên cao nguyên Thanh Tạng dâng lên với quy mô to lớn, khiến cho Talimu trở thành gió mùa hè không thể thổi vào bồn địa đóng kín, cho nên sự bổ sung cho nguồn nước ngầm chỉ có thể dựa vào nguồn nước sông băng tan thẩm thấu xuống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ