Vì sao dùng kính hiển vi có thể thấy rõ những vật nhỏ li ti?

Khi làm thực nghiệm sinh vật, chúng ta thường phải dùng kính hiển vi để quan sát những mẫu sinh vật cực kì nhỏ như vi khuẩn, tế bào v.v. Vì sao những vật thể nhỏ li ti, mắt thường hoàn toàn không sao thấy rõ được đó, ở dưới kính hiển vi lại có thể “bộc lộ nguyên hình”, để chúng ta thoả sức ngắm nhìn từng li từng tí nhỉ?

Cái đó phải bắt đầu từ kết cấu của kính hiển vi. Nó do hai nhóm thấu kính cấu thành. Nhóm ở gần vật thể gọi là vật kính, nhóm ở gần mắt gọi là thị kính. Vật kính và thị kính đều là thấu kính lồi. Đặt vật kính ở gần tiêu điểm của thị kính và tại phía ngoài của tiêu điểm. Vật thể liền thông qua vật kính hình thành một ảnh thực phóng to. Ảnh thực này nằm trong tiêu điểm của thị kính, lại thông qua tác dụng phóng to của thị kính, thu được một ảnh ảo mắt thường quan sát thấy. Vật thể vốn không nhìn thấy trực tiếp bằng mắt thường, sau khi qua hai lần phóng to của vật kính và thị kính, mắt có thể nhìn rõ những chi tiết của nó.

Độ phóng đại của kính hiển vi bằng tích số của mỗi độ phóng đại riêng lẻ của vật kính và thị kính. Vì lẽ đó vật kính và thị kính của kính hiển vi lần lượt có khắc các dòng chữ “10 x”, “20 x” v.v. để chúng ta đo tích số mà biết được độ phóng đại của kính hiển vi đang dùng. Kính hiển vi quang học có thể phóng to vật thể lên khoảng 2500 lần. Để nâng cao thêm một bước độ phóng đại, người ta đã phát minh ra kính hiển vi điện tử, độ phóng đại có thể đạt tới vài triệu lần. Dùng kính hiển vi đường hầm thậm chí có thể quan sát được thế giới nguyên tử bé li ti.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ