Vì sao độ sáng của một số hằng tinh lại biến đổi?

Năm 1956 một nhà thiên văn nghiệp dư khi quan sát các hằng tinh đã phát hiện ngôi sao cấp 3 trong chòm sao Cá kình độ sáng thay đổi dần, tối đến mức mắt thường không nhìn thấy được. Qua một năm sau ngôi sao này lại xuất hiện trở lại. Loại sao có độ sáng biến đổi này gọi là biến tinh sao biến quang.

Biến tinh có 3 loại lớn. Loại thứ nhất là thực biến tinh. Trên thực tế là loại song tinh quay quanh nhau. Khi ngôi sao tương đối mờ quay đến vị trí che lấp ngôi sao sáng thì ta sẽ thấy ngôi sao mờ đi; khi hai ngôi sao không che lấp nhau thì sẽ nhìn thấy sáng. Sự biến đổi độ sáng của loại sao này là do hai sao thay nhau gây nên, còn trạng thái vật lý của bản thân hằng tinh không có gì biến đổi. Loài biến tinh này cũng gọi là thực song tinh.

Loại thứ hai gọi là biến tinh mạch động. Độ sáng của nó biến đổi theo chu kỳ. Nói chung, biến tinh có chu kỳ biến đổi dài thì độ sáng biến đổi lớn hơn, các biến tinh có chu kỳ biến đổi ngắn thì độ sáng biến đổi ít hơn. Ví dụ biến tinh chòm sao Cá kình có chu kỳ hơn 300 ngày, độ sáng của nó lúc sáng nhất và lúc tối nhất chênh lệch nhau hơn 1000 lần. Biến tinh sao Zaofu cũng là một loại biến tinh mạch động. Các nhà thiên văn thường dùng nó để đo khoảng cách giữa các thiên thể.

Loại thứ ba gọi là biến tinh bất quy tắc. Sự biến đổi độ sáng của chúng hoàn toàn không có quy luật, hoặc là quy luật không xác định. Sao mới và sao siêu mới thuộc loại biến tinh này.

Ngày nay người ta đã biết được biến tinh là một tiêu chí thể hiện hằng tinh ở giai đoạn nhất định. Nói chung khi hằng tinh ở giai đoạn sao chính thì tương đối ổn định, khi hằng tinh diễn biến đến trước hoặc sau giai đoạn sao chính đều xuất hiện không ổn định. Độ sáng của chúng sẽ phát sinh biến đổi trở thành biến tinh.

Cùng với sự phát triển của kỹ thuật quan sát, ngày càng phát hiện được nhiều hằng tinh ở những mức độ biến đổi khác nhau. Mặt Trời là ngôi sao chính, nó tương đối ổn định. Nhưng trên Mặt Trời vẫn có những vết đen và vệt sáng luôn luôn hoạt động. Vì vậy biến tinh là phổ biến, chẳng qua trong phần lớn trường hợp ta rất khó dùng mắt thường để phát hiện độ sáng của chúng biển đổi mà thôi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ