Vì sao cây sáo có thể thổi ra bản nhạc?

“Các nhạc cụ như acmônica, viôlông, piano v.v. có thể tấu ra các loại bản nhạc, chúng ta không cảm thấy kì lạ, vì trong acmônica có lưỡi gà, viôlông có dây đàn, trong piano có những dây thép thô, mảnh khác nhau. Chính là sự rung động của các vật thể như lưỡi gà, dây đàn, dây thép v.v. đã sinh ra các loại âm thanh, tấu ra các bản nhạc êm tai.

Vậy một cây sáo làm bằng ống trúc, bên trong chẳng hề có thứ gì cả, chỉ có vài cái lỗ khoét trên ống, sao cũng có thể thổi ra bản nhạc nhỉ?

Âm thanh là do vật thể dao động gây nên. Lưỡi gà, dây đàn hoặc dây thép dao động có thể phát ra âm thanh. Cũng cùng một nguyên lí như vậy, khi chất lỏng và chất khí xảy ra dao động mạnh, cũng sẽ phát ra âm thanh.

Bên trong cây sáo tuy chỉ là không khí, nhưng lại là một cột không khí không nhìn thấy được. Khi nó bị ngoại lực kích động, sẽ phát ra âm thanh theo một tần số nhất định. Cột không khí càng dài, tần số càng thấp, âm điệu của âm thanh phát ra thấp; cột không khí càng ngắn, tần số càng cao, âm điệu của âm thanh phát ra cũng càng cao. Khi bạn đặt môi lên lỗ thổi, thổi ra một luồng hơi vừa dẹt vừa hẹp để kích động cột không khí trong cây sáo, nó liền phát ra âm thanh. Nếu bịt hết tất cả sáu cái lỗ, bên trong cây sáo liền hình thành một cột không khí dài nhất, âm điệu của âm thanh phát ra thấp nhất; nếu bạn lần lượt buông rời các lỗ cách lỗ thổi từ xa đến gần, cột không khí sẽ cái sau ngắn hơn cái trước và âm thanh phát ra cũng tiếng sau cao hơn tiếng trước. Người thổi sáo dựa vào kí hiệu của bản nhạc, buông ra hoặc bịt lại các lỗ khác nhau, làm cho cột không khí chợt dài chợt ngắn, sẽ thổi ra bản nhạc êm tai.

Người diễn tấu còn có thể dùng cách “”thổi siêu””, tức là gia tăng áp lực thổi, có thể thổi ra âm thanh cao hơn một quãng tám so với âm gốc. Ví dụ thổi âm “”đô””, ngón tay không đổi, vận dụng cách thổi tiêu, có thể thổi ra âm “”đô”” cao. Cho nên, cây sáo tuy chỉ có 6 lỗ, nhưng ở trong tay người diễn tấu tài hoa, vẫn có thể thổi ra các bản nhạc réo rắt du dương cơ đấy!”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ