Vì sao các chất có tinh bột có thể iến thành rượu và cồn tinh khiết?

Cồn tinh khiết là loại hoá phẩm rất có ích. Cồn không chỉ được dùng trong y dược để làm thuốc sát trùng mà còn được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp, như để chế tạo hương liệu, tổng hợp chất dẻo, etylic…

Cồn tinh khiết được điều chế bằng tinh bột. Đó là một quá trình phức tạp, lý thú.

Trước hết đem tinh bột nấu thành dạng hồ dính: Cháo tinh bột, sau đó cháo tinh bột dần dần chuyển thành đường. Sau khi tinh bột lên men biến thành “nước đường” người ta đưa thêm “men cái” là loại vi khuẩn rất thích “ăn đường”. Các vi khuẩn trong “men cái” trong “nước đường” như được “dự tiệc” sẽ ăn uống thoả thích. Lúc bấy giờ từ nước đường sẽ cho sủi, thoát ra nhiều khí cacbon đioxit. Quá trình này được gọi là quá trình lên men.

Vi khuẩn men cái sau khi ăn hết đường sẽ “bài tiết” một lượng lớn cồn tinh. Đối với men cái thì cồn chính là sản phẩm phế thải của nó, còn với chúng ta, sản phẩm phế thải của men chính là lượng cồn mà chúng ta cần. Chỉ có điều là lượng cồn trong nước ủ men không nhiều, chỉ từ 7 – 9%. Muốn có cồn có nồng độ cao hơn, phải trải qua quá trình chưng cất.

Bình thường khi nói cồn 96o, có nghĩa là trong 100ml cồn có chứa 96ml cồn tinh khiết, còn lại 4ml nước.

Rượu trắng là một trong nhiều loại dung dịch rượu – nước. Rượu trắng và cồn tinh khiết có nhiều điểm khác nhau. Rượu trắng có mùi thơm đặc biệt, ở Trung Quốc có nhiều loại rượu nổi tiếng như rượu Mao Đài ở Quý Châu, rượu Phần ở Sơn Tây, rượu Tây Phong ở Thiểm Tây,…

Các loại rượu có tiếng được chế tạo từ nguyên liệu khác nhau như cao lương, tiểu mạch, đậu thơm… Phương pháp chế tạo cũng khác nhau: Trước hết nấu chín tinh bột, sau đó thêm một số thuốc rượu hoá tinh bột. Sau một thời gian cho lên men, chưng cất sẽ thành rượu vừa thơm lại vừa được rượu có vị ngon. Trong rượu, ngoài vị rượu còn có nhiều loại hương vị khác. Khi mở nắp một bình danh tửu, mấy phút sau trong cả gian nhà sẽ tràn đầy mùi hương ngọt ngào, đó là một đặc điểm quan trọng của các loại danh tửu.

Trong quả tươi cũng có đường. Từ các loại quả tươi có thể ép thành nước quả, có thể cho lên men để thành các loại rượu quả thơm ngon như rượu nho, rượu táo, rượu cam, rượu vải…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ