Vết chân thần bí của Akkowarlink

Tại bờ Nam hồ Managua thuộc nước Nicaragua có rất nhiều dấu chân còn in rõ trên đá. Người Nicaragua gọi những dấu chân của người cổ đại còn lưu lại trên đá này là dấu chân của Akkowarlink.

Để bảo vệ di tích cổ xưa hiếm thấy này, người ta đã dựng một cái lều lớn và đào 2 hố sâu khoảng 2-3m bên dưới lều. Dưới lòng hồ, mặt đá nhẵn bóng bằng phẳng in từng hàng dấu chân to nhỏ, sâu nông không giống nhau. Những dấu chân nông giống như chân người ta bước qua chỗ đất mềm hoặc đất bùn, ngón chân hiện lên rõ ràng. Những dấu chân to sâu, chúng ta có thể đặt vừa bàn chân trần của mình, giống như những dấu chân khi người ta đi qua vũng bùn.

Vết chân Akkowarlink vốn bị vùi trong đất bùn sâu vài mét, do đất ở đây rất thấp. Mỗi khi mùa mưa đến, lượng lớn nước mưa từ trên cao chảy vào hồ Managua, dội hết ngày này sang ngày khác làm cho bùn đất bị xói mòn, các vết chất của người cổ đại mới lộ ra ngày càng rõ rệt.

Người đầu tiên phát hiện ra những dấu chân này là bác sĩ Plither vốn sinh sống trên mảnh đất này. Năm 1878, ông công bố phát hiện của mình, nhưng phải 63 năm sau mới thu hút được sự chú ý của các nhà khảo cổ học thuộc Viện bảo tàng Canneki ở Washington để họ tiến hành khai quật di tích này. Căn cứ vào giám định, các nhà khảo cổ học kết luận vết tích của người cổ ở đây có cách ngày nay khoảng 6000 năm lịch sử, nhưng ngày nay nhìn vết chân ấy vẫn rất rõ ràng, giống như vết chân của người vừa mới đi qua. Tại sao người cổ đại lại có thể để lại dấu chân của mình trên đá cứng như vậy?

Theo các nhà khảo cổ suy đoán, có khả năng người cổ đại đã đi qua khi nham thạch chưa hoàn toàn cứng lại. Bờ biển Đại Tây Dương của Nicaragua là nơi có nhiều núi lửa, khi núi lửa hoạt động, mọi người hoảng loạn chạy trốn đi khắp nơi. Khi núi lửa ngừng hoạt động, họ lại tiếp tục chạy tới chỗ an toàn hơn, người ta đoán rằng những vết chân này có khả năng được để lại khi người cổ đại chạy qua chỗ chưa cứng lại. Nhưng đến năm 1915, các nhà khoa học Mỹ tiến hành cuộc thực nghiệm: khi núi lửa California ngừng phun sau vài tiếng đồng hồ nham thạch đã hoàn toàn cứng lại, lúc đó không thể có cách gì để có thể để lại dấu vết. Từ đó có thể thấy, quá trình cứng lại của nham thạch là rất nhanh.

Phía Nam Akkowarlink là núi lửa, phía Bắc là hồ Managua. Lúc đó, con người muốn vượt qua chỉ có thể chạy theo bờ hồ. Nhưng những vết chân này lại là những vết chân chạy ra khỏi bờ hồ. Cũng có người cho rằng, khi chạy ra khỏi nơi nguy hiểm người nào chạy càng nhanh càng tốt. Còn dấu chân thì lại cho thấy họ đang đi chứ không phải là đang chạy, hơn nữa vết chân hằn rất sâu, giống như khi đi phải mang vác vật nặng. Trước sự uy hiếp của cái chết, có ai lại còn nghĩ tới việc vác đồ vật nặng? Như vậy, cho đến nay chúng ta vẫn chưa biết được lời giải thích chính xác, hợp lý về các vết chân ở Akkowarlink trong khi đó các nhà khoa học vẫn không ngừng tìm hiểu, nghiên cứu và thảo luận.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ