Trên các hành tinh khác trong vũ trụ có người không?

Hệ Ngân hà có trên 100 tỉ hằng tinh. Chúng đều là những quả cầu khí nóng bỏng, nhiệt độ bề mặt đạt đến 2000 – 30000°C, thậm chí còn cao hơn. Trong môi trường đó rõ ràng không thể có sự sống tồn tại, đương nhiên càng không nói đến có con người.

Trong vũ trụ chỉ có những hành tinh không phát sáng, có bề mặt rắn con người mới có thể tồn tại được. Như vậy vấn đề sẽ biến thành, trước hết phải giải quyết ngoài Mặt Trời ra, những hằng tinh khác có hệ hành tinh của nó không? Hành tinh như thế nào mới có thể có con người sinh sống?

Thiên văn học hiện đại cho ta biết: hệ Mặt Trời không phải là hệ hành tinh duy nhất trong hệ Ngân hà. Ví dụ gần hệ Mặt Trời, trong không gian với bán kính khoảng 17 năm ánh sáng có tất cả 60 hằng tinh, giữa chúng có không ít hơn 10 ngôi hệ hành tinh.

Phàm là hành tinh thì sẽ có con người tồn tại chăng? Không phải thế! Điều kiện tiên quyết là thiên thể trung tâm của hệ hành tinh đó – hằng tinh như thế nào. Nếu hằng tinh trung tâm lúc yên lặng, lúc bùng nổ như một biến tinh thì không thể được, vì khi nó “giận lên” thì không những con người không chịu nổi mà bản thân các hành tinh cũng dễ bị đốt cháy. Nếu biến tinh trung ương là một hằng tinh có chu kỳ giãn nở và co ngót cũng sẽ không được, vì Mặt Trời lúc nóng lúc lạnh thì sự sống trên hành tinh sẽ khó mà thích hợp được. Nhiệt độ bề mặt hành tinh cao lên 1 °C đã khiến cho nhiệt độ trên hành tinh không thích hợp, bức xạ tia tử ngoại của nó rất dữ dội, khiến cho sự sống không thể tồn tại được.

Thiên thể ở chính giữa nếu như cách song tinh rất gần thì lại càng không được bởi vì trên bầu trời có hai “Mặt Trời”, tuy rất hùng tráng nhưng đối với hành tinh mà nói thì quỹ đạo quay xung quanh Mặt Trời của hành tinh không phải là hình tròn mà là một đường parabon rất phức tạp. Hành tinh khi thì quá gần Mặt Trời, bề mặt bị nung chảy, lúc lại quá xa trở thành vô cùng giá rét. Phạm vi biến đổi của nhiệt độ lớn như thế thì làm sao con người sống được? Xem ra chỉ có loại hằng tinh ổn định như Mặt Trời mới có điều kiện để hành tinh của nó có điều kiện sống thích hợp. Các nhà thiên văn gọi loại hằng tinh như thế là hằng tinh loại Mặt Trời.

Mặc dù điều kiện hà khắc, hạn chế về nhiều mặt như vậy nhưng trong hệ Ngân hà còn có hàng triệu hành tinh có điều kiện hợp với sự sống của con người, trong đó có thể tồn tại những thế giới văn minh.

Năm 1960 ở nước ngoài đã có kế hoạch nghiên cứu gọi là dự án OZMA, các nhân viên nghiên cứu dùng kính viễn vọng vô tuyến có đường kính 26 m hướng về hai ngôi hành tinh của loại hằng tinh Mặt Trời, chúng là những người láng giềng của chúng ta, một ngôi là “Chòm Ba giang ε”, cách ta khoảng 10,8 năm ánh sáng; một ngôi là “Chòm Cá Kình τ” cách ta 11,8 năm ánh sáng. Các nhà thiên văn đã giám sát 400 giờ nhằm nhận được những tín hiệu từ các ngôi sao đó phát đến cho chúng ta, mong tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất. Nhưng hơn 30 năm nay đã tiến hành nhiều công trình nghiên cứu tương tự mà vẫn chưa đạt được kết quả nào.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ