Tại sao vỏ cây bạch dương lại có màu trắng?

Những ai đến khu rừng lớn ở Đông Bắc sẽ bị cuốn hút bởi những rừng cây bạch dương thẳng tắp: với thân cây màu trắng, thêm vào đó có vô số những chiếc cành con màu phớt hồng cũng những chiếc lá màu xanh bích tung bay trong gió, dáng vẻ đẹp khác thường.

Tại sao vỏ cây bạch dương màu trắng?

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta gọi lớp vỏ ta bóc ra từ thân cây là lớp vỏ cây. Nhưng trong thực vật học, vỏ cây để chỉ một bộ phận ngoài cùng của cây gọi là lớp vỏ xung quanh. Lớp vỏ xung quanh là một tổ chức bảo vệ, có thể phân thành ba phần, từ trong ra ngoài gồm có tầng trong lớp bần, tầng hình thành lớp bần và lớp bần. Tầng hình thành lớp bần sẽ không ngừng tiến hành phân tách tế bào sự phân chia hướng vào bên trong tạo nên tầng trong lớp bần, sự phân chia hướng ra bên ngoài tạo nên lớp bần. Tế bào tổ chức nên lớp bần gọi là tế bào bần, do trên thành tế bào này có một lớp chất màu nâu (gọi là chất bần) nên tế bào có màu nâu. Tế bào bần đều là tế bào chết, trong ruột tế bào chứa đầy không khí, không thấm nước, không thấm khí, nhưng có thể bảo vệ thực vật khỏi sự xâm hại của môi trường khắc nghiệt bên ngoài.

Lớp bần của nhiều thực vật rất phát triển, hơn nữa có cấu tạo khác nhau. Có loại là từng lớp một dễ tróc, như thông dầu, thông đỏ…, có loài hình thành từng mảng giống như mai rùa bị nứt, ví dụ như cây hoè; còn có một loài cây gọi là cây sồi răng cưa (quercus variabilis) lớp bần của nó rất dày, tới hơn 10 cm…

Thế nhưng lớp vỏ xung quanh của cây bạch dương lại phát dục khá đặc biệt. Khi tầng hình thành lớp bần phân tách ra bên ngoài thì màu sắc của lớp bần cũng là màu nâu. Nhưng mặt ngoài của lớp dác gỗ màu nâu này còn có chứa lượng ít tổ chức chất dác gỗ, trong tế bào của tổ chức này có khoảng 1/3 mỡ bạch dương và 1/3 mỡ dác gỗ, mà chất mỡ này đều là màu trắng. Do mỡ này là tầng ngoài cùng của lớp vỏ xung quanh nên vỏ cây biến thành màu trắng. Chất dác gỗ sinh trưởng trùng điệp, dễ bóc khỏi lớp dác gỗ bên trong, đây chính là lớp vỏ bạch dương mà ta thường nói tới.

Vỏ cây bạch dương có rất nhiều công dụng. Nó có màu trắng, có thể xé mỏng và cuộn thành cuộn, có thể làm giấy. Vì nó chứa lượng lớn hợp chất loại dầu mỡ, dễ cháy, ở vùng Đông Bắc vẫn dùng làm củi.

Nghiên cứu gần đây phát hiện, trong vỏ bạch dương còn chứa rất nhiều hợp chất có giá trị khác, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, có thể cho vào làm thuốc trị ho…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ