Tại sao sinh vật cũng có thể khai thác quặng?

“Nói đến hầm mỏ chúng ta nghĩ ngay sẽ một cảnh tượng máy móc chạy ầm ầm trên công trường, những chiếc cần cẩu to lớn chuyển một số lượng lớn quặng lên những chiếc xe tải…

Song phương thức khai thác mỏ kiểu này chỉ thích hợp với khai thác quặng giàu, còn đối với một số quặng nghèo thì chi phí máy móc khai thác quặng và tinh luyện kim loại phải trả rất cao, mất đi giá trị kinh tế của khai thác. Trong trường hợp như vậy, các nhà khoa học liền lợi dụng sinh vật để giải quyết vấn đề khó này.

Ví dụ như có một số quặng đồng có hàm lượng đồng rất thấp, không có giá trị chiết xuất, nhưng cũng không thể để lãng phí. Lúc này vi khuẩn có thể phát huy được tác dụng đặc biệt của mình. Người ta để quặng chất đống trong nước ao, để một số vi khuẩn đặc biệt sinh sôi nhiều trong nước ao, chúng biến sunfuarơ (đioxit lưu huỳnh) thành axit sunfuric, mà dung dịch axit sunfuric có thể hoà tan đồng trong quặng đồng thành dung dịch sunfat đồng. Như vậy, việc chiết xuất đồng từ trong sunfat đồng đơn giản hơn nhiều.

Sinh vật khai thác quặng có khi còn cần sự tham gia đồng thời của động vật và thực vật.

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố kim loại có một thành viên gọi là tanta, nó thuộc vào kim loại hiếm, chiết xuất khó, do vậy giá cả rất đắt. Trước đây, con người chỉ có thể chiết xuất được số lượng ít tanta từ trong phòng thí nghiệm, được coi là vật liệu nghiên cứu quan trọng. Sau đó phát hiện ra có một loại thực vật gọi là cỏ tử linh lăng có thể hấp thu được tanta, đem lại hi vọng mới cho việc sản xuất số lượng tương đối lớn tanta.

Nhưng trong sản xuất thực tế, con người đã gặp phải rắc rối, bởi vì cỏ tử linh lăng là một loại cỏ nuôi súc vật rất tốt, nếu như đem toàn bộ chúng đốt thành than, lại từ trong than chiết xuất tanta thì sẽ lãng phí mất một số lượng lớn cỏ nuôi súc vật. Để giải quyết mâu thuẫn này, các nhà khoa học lại tiến hành nghiên cứu sâu hơn, kết quả phát hiện ra rằng, trong phấn hoa của cỏ tử linh lăng có lượng tanta rất cao. Vậy là người ta đã tìm ra được một biện pháp tốt đạt được cả hai mục đích. Ở vùng cỏ tử linh lăng nuôi súc vật, người nuôi thả nhiều ong mật, lợi dụng ong mật làm “”tay truyền bá thứ hai”” chiết xuất tanta. Như vậy lấy cỏ tử linh lăng hấp thu tanta từ trong đất, lấy ong mật thu thập phấn hoa và gây mật, cuối cùng con người chiết xuất ra tanta quý hiếm từ trong mật ong. Kết quả là cỏ tử linh lăng không cần phải thiêu huỷ, mật ong qua chiết xuất vẫn rất thơm, ngọt và còn là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng.

Phương pháp mới để sinh vật khai thác quặng càng ngày càng được sự hoan nghênh, do nó có nhiều ưu điểm. Phương thức khai thác quặng này không cần nhiều thiết bị phức tạp, có thể kết hợp việc khai thác quặng với tinh luyện thành một, không chỉ thao tác thuận tiện và giá thành thấp, còn đặc biệt thích hợp với quặng nghèo, quặng phế liệu, quặng còn lại và xử lí quặng cặn, đã có tác dụng thần kì biến quặng phế thải thành quặng quý hiếm.”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ