Tại sao máy tính đã có bộ nhớ chính lại phải có phần cứng lưu trữ?

“Tốc độ truy cập của bộ nhớ chính trong máy tính rất nhanh nhưng dung lượng lưu trữ lại rất nhỏ, khi nguồn điện bị cắt thì các số liệu lưu trữ cũng sẽ mất đi tức khắc. Còn phần cứng lưu trữ thì tuy là tốc độ truy cập chậm hơn bộ nhớ chính, nhưng lượng lưu trữ lại lớn, nguồn điện bị mất nó vẫn tiếp tục lưu trữ. Bởi vậy có bộ nhớ chính rồi ta phải lắp đặt phần cứng lưu trữ để bù đắp mặt thiết sót của bộ nhớ chính. Khi phần cứng lưu trữ cung cấp số liệu cho bộ xử lí trung tâm thì nó trước hết chuyển số liệu cho bộ nhớ chính rồi mới lấy ra sử dụng từ bộ xử lý trung tâm. Như vậy là ta có thể tạo cho máy tính có được các chức năng là tốc độ nhanh và dung lượng lớn.

Phần cứng lưu trữ là bộ phận lưu trữ phụ trợ. Thường gồm bộ phận đĩa từ (gồm đĩa mềm và đĩa cứng), bộ đĩa quang và bộ đĩa từ, USB.

Bộ phận đĩa từ lưu trữ là một loại phần cứng lưu trữ tốc độ rất nhanh, đó là thiết bị chủ yếu của phần cứng lưu trữ. Bộ phận đĩa từ là đĩa được phủ lớp chất có từ tính rồi làm cho nó nhiễm từ theo cách thức xác định. Bộ lưu trữ đĩa từ có dung lượng lớn, năm 1998 thường dùng đĩa cứng cho máy vi tính có dung lượng 8 GB (1 GB = 1024 MB), bây giờ là 80 GB.

Phần đĩa quang là thiết bị truy cập số liệu theo phương pháp quang học, cũng gọi là bộ phận lưu trữ laze. Nó có dung lượng lưu trữ lớn, tốc độ gần với bộ phận lưu trữ đĩa từ, nhưng không dễ dàng viết số liệu vào. Bởi vậy, hiện nay sử dụng rộng rãi đĩa quang chỉ đọc (CD – ROM: viết tắt của compact disk – read – only memory – chú thích của người dịch). Dung lượng của nó chừng 650 MB. Dung lượng lưu trữ của đĩa quang có thể đạt tới hàng chục GB.

Dung lượng bộ lưu trữ bằng băng từ nhỏ hơn đĩa từ, thời gian lưu trữ cũng khá dài. Thế nhưng băng từ có thể cất giữ cách biệt với máy tính, và có thể dùng thay đổi cho máy tính khác. Nó thường được dùng để lưu trữ số liệu cần lưu trữ lâu dài và dùng làm thiết bị lưu trữ cho kho tư liệu. (Hiện nay, băng từ hầu như không còn được sử dụng làm bộ nhớ ngoài của máy tính nữa – btv).”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ