Tại sao màu sắc cũng có thể làm phân bón cho sự phát triển của cây trồng?

Nếu nói, “màu sắc” cũng được làm là phân bón, hơn nữa hiệu quả tăng sản rõ rệt thì bạn nhất định sẽ nghi ngờ. Tuy nhiên, điều đó hoàn toàn là sự thực.

Chúng ta biết rằng, ánh sáng Mặt Trời là do bảy sắc tố đỏ, vàng, da cam, lục, lam, chàm, tím tạo thành. Khoa học chứng minh, phiến lá thực vật khi tiến hành tác dụng quang hợp, chất diệp lục vốn không phải hấp thụ toàn bộ ánh sáng Mặt Trời, mà chọn lọc hấp thụ khá nhiều ánh sáng màu đỏ, lam, tím, đối với ánh sáng lục thì rất ít hấp thụ.

Cây trồng chọn lựa ánh sáng màu sắc khác nhau, xảy ra ảnh hưởng khác nhau đối với sự sinh trưởng của cây trồng. Ví dụ, ánh sáng lam tím với sóng dài 400 – 500 micrômet, có thể kích hoạt sự vận động của thể diệp lục, ánh sáng hồng với sóng dài 600 – 700 micro mét, không chỉ có thể tăng khả năng tác dụng quang hợp của chất diệp lục, thúc đẩy sự sinh trưởng của thực vật, mà còn có thể tăng hàm lượng đường trong thực vật, còn ánh sáng lam thì tăng hàm lượng protein cho cây trồng; ánh sáng da cam, vàng, mặc dù có tác dụng đối với sự quang hợp kém hơn ánh sáng hồng nhưng lại cao gấp hai lần ánh sáng tím.

Các nhà khoa học trong việc nghiên cứu ảnh hưởng lớn của ánh sáng có màu sắc tới sự quang hợp của thực vật đã được gợi mở: nếu để cây trồng ở trong một ánh sáng phù hợp, chúng có thể tiến hành quang hợp tốt hơn như thế sẽ tăng sản lượng cây trồng. Thế là, các nhà khoa học liền tập trung vào nghiên cứu lớp màng mỏng nhựa màu. Thông qua lớp màng mỏng có màu phủ lên cây trồng “chiếc chăn” sẽ thúc đẩy cây trồng sinh trưởng, phát dục.

Thực vật hấp thụ có tính chọn lựa đối với màu sắc, là do trong cơ thể thực vật phân bố một hợp chất gọi là sắc tố thực vật, nó không chỉ có cơ quan cảm giác về màu sắc điều tiết sự sinh trưởng của cây trồng mà còn có thể nhận biết sự thay đổi nhỏ bé của những sóng ánh sáng. Những sóng dài phù hợp có thể tăng tỉ lệ hiệu quả quang hợp, thúc đẩy cây trồng sinh trưởng, thu được sản lượng cao.

Thực tiễn chứng minh, nếu sử dụng lớp màng mỏng màu hồng để trồng bông, mầm cây bông không chỉ thân cao to mà bộ rễ sẽ dài, rễ phụ nhiều, lá to mà xanh, ít bệnh, tạo cơ sở cho thu hoạch hoa bông. Dùng lớp màng mỏng màu vàng phủ lên cây chè, sản lượng lá chè cao, hương vị nồng đậm. Dùng lớp màng mỏng màu hồng che phủ lên cây dưa hồng hàm lượng đường và thành phần viatmin cao, hơn nữa còn thu hoạch sớm nửa tháng. Tiểu mạch dưới ánh sáng hồng có thể sinh trưởng nhanh, tăng sản lượng, ớt dưới ánh sáng trắng sinh trưởng tương đối tốt, và dưới ánh sáng hồng thì càng tốt hơn. Cà dưới ánh sáng tím hay những màng mỏng màu tím, thu hoạch được quả to và nhiều. Rau chân vịt được che phủ lớp màng mỏng màu tím hoặc màu bạc, sinh trưởng rất nhanh. Cà chua dưới lớp màng mỏng màu tím, da cam, hồng và vàng đều có thể tăng sản lượng, dưới ánh sáng tím thì sản lượng cao nhất, có thể đạt trên 40%.

Các nhân viên kĩ thuật nông nghiệp còn dùng bốn loại màng mỏng hồng, lục, lam, trắng, lần lượt phủ lên trên ruộng mạ, kết quả cho thấy, ruộng mạ được che phủ lớp màng mỏng màu lam là lí tưởng nhất, mạ cứng cáp, phân nhánh nhiều, chất lượng, trọng lượng đều tăng. Trong thời kì mầm dưa chuột, dùng màng mỏng màu đen che phủ mấy ngày, có thể khiến cho dưa chuột sớm thấy nụ, ra hoa; còn sau đó dùng màng mỏng màu da cam, đỏ, vàng che phủ có thể tăng sản lượng. Nhưng dùng màng mỏng màu lam che phủ lại bất lợi đối với sự sinh trưởng của dưa chuột.

Từ đó có thể thấy, thực vật sinh trưởng có tính chọn lọc nhất định đối với sóng ánh sáng. Nếu chọn kĩ thuật màng mỏng lọc ánh sáng màu, có thể tăng cường những ánh sáng màu có lợi cho sự sinh trưởng của thực vật, thì có thể đạt được mục đích ổn định sản lượng, cao sản. Cho nên, về mặt ý nghĩa, màu sắc cũng là một loại phân bón cho cây trồng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ