Tại sao mắt của một số động vật có vú mọc ở phía trước mặt, còn một số khác lại mọc ở hai bên mặt?

Nếu các bạn chú ý quan sát thì sẽ phát hiện ra một hiện tượng rất thú vị, đó là mặc dù khuôn mặt của một số động vật có vú biến đổi nhiều, nhưng vị trí mắt của chúng lại có một điểm chung: những động vật ăn thịt như sư tử, hổ, báo, chó sói…, đôi mắt nhạy bén mà chùng xuống, chúng đều nằm ở đúng phía dưới của phần mặt, còn mắt của các loài động vật ăn cỏ như trâu, ngựa, dê…, lại mọc ở hai bên của mặt.

Đây có phải là một sự trùng hợp không? Không phải, điều này có liên quan mật thiết với phương thức sinh sống của chúng.

Loài động vật ăn thịt trong giới tự nhiên đều là những kẻ tấn công chủ động tích cực, một khi chúng phát hiện thấy con mồi thì sẽ nhanh chóng truy đuổi. Trong quá trình truy đuổi, chúng không những cần có cơ đùi khoẻ, một cái miệng rộng và trong miệng có đầy răng sắc nhọn, mà còn phải dùng mắt để chăm chú vào mục tiêu, xác định chính xác khoảng cách. Mắt mọc ở chính phía trước mặt đã tạo thuận lợi cho sự đuổi bắt của loài động vật ăn thịt. Còn loài động vật ăn cỏ lại không giống như vậy, tính cách của chúng ôn hoà, thức ăn của chúng là “thức ăn chay”, trong giới tự nhiên bất cứ lúc nào chúng cũng có thể trở thành thức ăn ngon của loài động vật ăn thịt. Mắt của chúng mọc ở hai bên phần mặt, tầm nhìn rộng rãi, có con còn có thể có tầm nhìn 360o, như vậy có thể kịp thời phát hiện được kẻ địch, để nhanh chóng chạy thoát thân.

Loài vượn và khỉ sinh sống ở trên cây, thức ăn chủ yếu của chúng là quả dại, lá non…, thỉnh thoảng cũng ăn một số thức ăn tanh, nhưng cơ bản là động vật ăn tạp, thích ăn thực vật. Vị trí mắt của chúng rất giống như thú ăn thịt sống trên cạn, một khuôn mặt tròn, chính phía trước mặt mọc một đôi mắt. Vượn và khỉ tuy không hung dữ giống các động vật ăn thịt như sư tử, hổ, báo… nhưng con mắt ở đúng phía trước mặt lại có lợi cho chúng nắm chắc khoảng cách giữa các cành cây, nhảy nhót một cách tự do tự tại trong rừng, từ đó có thể nhanh chóng trốn tránh kẻ địch đến từ các phía.

Còn gấu trúc là loài động vật ăn thịt, nhưng thức ăn chủ yếu là tre trúc, đó là do về mặt lịch sử, môi trường sinh sống của gấu trúc ngày càng trở nên khắc nghiệt, buộc chúng phải thay đổi thói quen ăn uống. Mắt của gấu trúc mọc ở phần trước mặt lại là đặc trưng di truyền kế thừa từ tổ tiên.

Mắt là trung tâm thu thập các tin “tình báo” của động vật. Trong quá trình cạnh tranh sinh tồn ác liệt, mắt cho dù có thể cung cấp tin tình báo trước 0,1 giây thì cũng có thể tăng thêm một phần hi vọng giúp chúng bắt con mồi hoặc chạy trốn kẻ địch.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ