Tại sao lắp đặt anten công cộng thì hình ảnh truyền hình sẽ rõ?

Ngày nay, ti vi đã là một thiết bị điện không thể thiếu trong mỗi gia đình. Thế nhưng, cùng với sự tăng tốc của công cuộc xây dựng đô thị ở Trung Quốc, từng tòa nhà cao ngất đã mọc lên, lại thêm nhiễu điện từ do công nghiệp, truyền thông di động, đường điện cao áp và đồ điện gia đình, nếu còn sử dụng anten truyền hình trong phòng mà lại muốn bắt rõ chương trình truyền hình phát trên dải tần truyền hình ngày càng nhiều thì thật là khó. Nếu như áp dụng hệ thống anten truyền hình công cộng thì hiệu quả sẽ khác xa.

Tại sao lắp đặt anten truyền hình công cộng thì hình ảnh truyền hình lại rõ nét? Chúng ta biết rằng tín hiệu truyền hình là một loại sóng điện từ. Nó truyền đi theo tầm nhìn thẳng trên bầu trời như tia sáng vậy. Thông thường anten truyền hình trong phòng đặt tại một vị trí nào trong nhà, do công trình xây dựng cao tầng phần lớn là khung kim loại, rất dễ làm cho tín hiệu truyền hình xảy ra sóng phản xạ và sóng chiết xạ (khúc xạ) vừa nhiễu vừa loạn. Lại nữa, tín hiệu truyền hình sau khi bị ngăn trở và nhiều lần phản xạ, chiết xạ bởi công trình cao tầng, cây cối xung quanh và các loại đồ dùng gia đình, các bức tường trong nhà sẽ dẫn đến tín hiệu suy yếu, tín hiệu lúc mạnh, lúc yếu, rồi trình tự trước sau đến với anten không đồng đều.

Những điều này sẽ khiến cho anten trong phòng khi thu tín hiệu truyền hình cùng một dải tần thì trên màn hình sẽ xuất hiện ảnh chập, ảnh hưởng đến độ nét. Ngoài ra, tín hiệu truyền hình khi phát lên không trung sẽ bị nhiễu bởi các loại sóng điện từ cao tần, từ đó mà ảnh hưởng đến sự ổn định của hình ảnh truyền hình, xảy ra nhiều muỗi.

Còn nữa, dải tần chương trình truyền hình hiện nay phát ra ngày càng nhiều. Nhưng anten truyền hình thông thường chỉ có thể thu được chương trình truyền hình trên một dải tần là lí tưởng thôi, còn anten thu cả các dải tần do phải tiếp nhận nhiều dải tần truyền hình, lúc thiết kế chỉ có thể lấy giá trị bình quân của tín hiệu. Như vậy, độ nét của hình ảnh cũng kém đi. Một mặt khác, do thân người cũng có thể thu được một phần tín hiệu truyền hình nhỏ yếu, khi người ta đi lại quanh ti vi màu thì cũng tựa như nối cho máy một cái anten người vậy, sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả màu và độ tương phản của hình ảnh truyền hình.

Bạn chắc sẽ hỏi thay anten trong phòng bằng anten ngoài nhà có được không? Làm như vậy tuy rằng cũng làm cho hiệu quả thu sóng cải thiện nhiều, nhưng nếu nhà nào, hộ nào cũng đều mắc anten ngoài trời trên nóc, trên ban công thì lại làm nhiễu cho nhau, và còn ảnh hưởng đến mỹ quan thành phố, tạo nên sự lãng phí vật liệu và đụng đến cả vấn đề tải trọng của công trình xây dựng rồi cả an toàn chống sét.

Hệ thống anten truyền hình công cộng là một hệ thống anten công cộng nối anten truyền hình của các nhà lại rồi đặt tại vị trí cao nhất để tránh sự ngăn trở của núi và các tầng lầu xung quanh. Nó sẽ bắt được tín hiệu truyền hình các dải tần đài truyền hình phát ra, bằng nhiều bộ anten độ tăng ích cao (high – gain antenna). Tiếp đó, chuyển đổi tín hiệu truyền hình dải rộng gồm có nhiều chương trình truyền hình, rồi cuối cùng là truyền tới các thuê bao bằng một sợi cáp điện cao tần. Ở những nơi biên giới xa xôi hoặc nơi tín hiệu truyền hình yếu còn phải lắp thêm thiết bị khuếch đại để khuếch đại tín hiệu truyền hình bị suy yếu. Sau đó truyền tín hiệu truyền hình các đường tới ti vi của các nhà bằng thiết bị phân phối và thiết bị phân chia. Sau khi dùng anten truyền hình công cộng thì tín hiệu thu được sẽ mạnh, ít bị nhiễu, hình ảnh rõ, chất lượng âm truyền tải tốt và chương trình thu được nhiều hơn. Một hệ thống anten truyền hình công cộng có thể dùng cho 10 gia đình thậm chí cho hàng trăm hàng nghìn ti vi, vừa tiết kiệm đầu tư lại giải quyết vấn đề tránh sét.

Hiện nay, các khách sạn lớn, cơ quan, trường học, khu dân cư của nhiều thành phố đã lắp đặt hệ thống anten truyền hình công cộng. Sử dụng nó còn có thể mở chương trình truyền hình cho riêng mình, phát viđeo, tiếp sóng chương trình vệ tinh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ