Tại sao lại dùng phân hoạt tính sinh vật?

Trong sản xuất nông nghiệp, con người để đạt được sản lượng lương thực cao, đã không tiếc tiền mua phân hóa học về bón cho ruộng vườn. Thực tiễn sản xuất chứng minh, bón phân hóa học với lượng thích hợp có thể thúc đẩy cây trồng tăng sản, cũng không gây ô nhiễm môi trường. Nhưng, nếu dùng lượng lớn sẽ dẫn đến tích lại một lượng lớn chất vô cơ như nitrat, sunfat, clorat,… lưu trong đất. Lâu dần, chúng không chỉ hủy hoại tính chất lí hóa của đất, khiến cho đất cứng lại, muối ngấm dần, mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng của phân hóa học, khiến cho sản lượng cây trồng mấy năm liền sẽ giảm xuống. Đặc biệt, điều nên chỉ ra là ion kim loại nặng của phân hóa học chất lượng xấu sẽ thông qua sinh vật mà gây hại cho con người.

Sau khi phân bón hóa học quá nhiều, nó sẽ lưu lại trong đất, hoà tan vào nước trong đất, một phần chất hóa học cùng nước trên mặt đất chảy ra sông suối, gây ô nhiễm nguồn nước. Hàm lượng nitơ trong nước khi đạt một mức độ nhất định, thực vật thủy sinh dưới nước sẽ bị sinh trưởng lung tung, tiêu hao lượng lớn chất oxi trong nước, sau khi chết thối rữa ra lại làm cho nước ô nhiễm thêm một lần nữa, dẫn đến chất lượng nước càng xấu đi. Gần đây, ao hồ Côn Minh do cây bầu nước sinh trưởng vô tổ chức gây ô nhiễm nước hồ, chính là hiện tượng này.

Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp hiện nay không thể không có phân hóa học. Vậy, làm thế nào để giải quyết mâu thuẫn này?

Phân hóa học trong lí tưởng của con người vừa phải đáp ứng những nhu cầu thành phần dinh dưỡng như nitơ, kali, phốt pho, vừa phải không gây ô nhiễm đất và sản phẩm nông nghiệp. Những nhà khoa học về nông nghiệp sau những nỗ lực tìm kiếm, cuối cùng tạo ra một loại phân mới có hoạt tính sinh vật. Ưu điểm nổi trội của nó là: vừa có thể tăng chức năng hấp thụ của cây, giảm lượng dùng, lại có thể giảm hàm lượng chất trong cơ thể cây trồng nông nghiệp. Con người gọi loại phân bón vừa không gây độc cho sản phẩm nông nghiệp, vừa bảo vệ sản phẩm, là “phân bón xanh”.

Trong những phân bón hoạt tính sinh vật này còn có chứa thành phần đặc biệt, đó là một chất keo hữu cơ có thể kết dính đất thành những hạt. Hạt đất là “kho nước nhỏ” và “kho dinh dưỡng” của đất, giữa các hạt đất này có khe hổng và là “hành lang” của không khí, như vậy bón phân có hoạt tính sinh vật không những có thể tăng tính thông thoáng trong đất, mà còn cải thiện tốt tính năng khác trong đất. Cho nên phân hoạt tính sinh vật này đặc biệt thích hợp dùng cho cây trồng trong nhà kính hoặc những nhà trồng cây, có thể tránh phiền phức cứ cách mấy năm lại phải thay đất một lần. Do phân hoạt tính sinh vật có thể cải thiện đất đai, tăng độ phì nhiêu cho đất nên nó còn mang tên “phân bón vi sinh thái”.

Gần đây, ở Trung Quốc các nhà khoa học đã miệt mài nghiên cứu và chế thành một loại phân hoạt tính sinh vật gọi là “trạng nguyên đen”. Loại phân này chứa lượng lớn những nguyên tố hoạt tính, nhiều loại axit amin các nguyên tố vi lượng và các chất hoạt tính sinh vật, lượng nhất định có thể cung cấp cho cây nông nghiệp thành phần dinh dưỡng hoàn thiện và cân bằng, đáp ứng nhu cầu sinh trưởng phát dục của cây nông nghiệp. Đồng thời lại có thể tăng cường hoạt tính sinh vật của nhiều loại men trong cơ thể cây trồng, mà từ đó tăng mức trao đổi chất trong cơ thể cây.

“Trạng nguyên đen” sau khi dùng trong sản xuất thực tế cho thấy: đối với rất nhiều loại rau như rau cải, rau cần, xúp lơ… sau khi bón “trạng nguyên đen” cây sinh trưởng nhanh, chất lượng cao; các loại quả như bí đao, dưa hấu, dưa hồng chín sớm, chất lượng tốt.

Do phân bón xanh có những ưu điểm như: tiêu hao năng lượng thấp, lượng ít, hiệu quả cao, không gây ô nhiễm, cho nên nó vừa phù hợp với nhu cầu của nông nghiệp hiện đại, cũng vừa đáp ứng được khát vọng của con người về “thực vật xanh sạch”, đảm bảo sức khỏe cho con người.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ