Tại sao lại có bão địa từ?

Trong thời gian gẩn đây, các đợt phun trào mây khí và hạt nhiễm điện từ Mặt trời liên tục diễn ra, gây nên đợt bão địa từ cực lớn trong lịch sử Trái đất. Vậy đâu là nguyên nhân sâu xa của hiện tượng này?

Trước đây, giới khoa học tin rằng tâm Mặt trời được cấu tạo bằng hydro, và đây chính là nguyên nhân gây nên các đợt phun trào, đặc biệt là trong đỉnh cao chu kỳ 11 năm của Mặt trời. Chính vì vậy, chúng ta đã hiểu sai về bản chất của các đợt thay đổi khí hậu trên Trái đất. Theo Oliver Manuel, Giáo sư hoá học hạt nhân Mỹ, khi chuyển động tới bề mặt Mặt trời, hydrobị nóng chảy và phẩn nào tạo nên độ nóng của Mặt trời. Tuy nhiên, phẩn lớn nhiệt độ khủng khiếp của “ông già cau có” này lại toả ra từ lõi của một vụ nổ siêu tân tinh ngay tại phẩn tâm giàu sắt, chứ không phải là hydrocủa Mặt trời.

Manuel giải thích: “Theo chúng tôi, thái dương hệ được sinh ra từ một ngôi sao, và Mặt trời hình thành từ lõi của một siêu tân tinh đã nổ. Hẩu hết các hành tinh bên trong được cấu tạo bằng vật chất tại lõi ngôi sao đấy, còn các hành tinh bên ngoài thì bằng vật chất tại lớp ngoài. Chính vì vậy, chúng ta hiểu sai về quá trinh tạo nên từ trường ở tâm Mặt trời nguyên nhân gây phun trào và bão địa từ. Chúng ta cứ tưởng rằng c hính dòng plasma ở bề mặt môi trường tạo nên từ trường nhưng thực tế không phải là như vậy”.

Phẩn lớn giới vật lý thiên văn đều ủng hộ quan điểm là cách đây 4,5 tỷ năm, Mặt trời được hình thành từ một đám mây sao. Ngược lại, Manuelkhẳng định rằng thái dương hệ có nguồn gốc từ một vụ nổ sao tân tinh. Chính vi vậy, hoặc là từ trường của ngôi sao neutronở tâm Mặt trời, hoặc là phản ứng biến lớp sắt quanh ngôi sao đó thành một chất siêu dẫn (phản ứng ngưng tụ Bose – Einstein), đã gây nên các đợt phun trào trong chu kỳ hoạt động Mặt trời.

Trong khi thuyết của Manuelcòn đang gây tranh cãi trong giới khoa học thi nhiều nhà nghiên cứu khác đã khẳng định, các hành tinh thuộc quỹ đạo thái dương hệ đều giàu chất sắt và kim loại. Manueltin rằng, điều này sẽ giúp thay đổi quan điểm của mọi người về nguồn gốc của thái dương hệ. Hơn 40 năm nay, ông đã cống hiến cuộc đời minh cho việc đi tim “giấy khai sinh” của hệ Mặt trời.

Bài toán vui về trọng lượng của mây

Đã bao giờ bạn tự hỏi xem một đống tuyết xốp lơ lửng trên bẩu trời nặng bao nhiêu? Hay một cơn bão thi độ mấy tấn? Một nhà khí tượng học Mỹ đã thực hiện phép ước lượng đó và kết quả có thể làm bạn kinh ngạc.

Hãy bắt đẩu với một đám mây trắng xốp trắng đơn giản một đám mây tích. Nó có thể chứa bao nhiêu nước trong minh? PeggyLeMone, nhà khoa học cao cấp tại Trung tâm nghiên cứu Khí quyển Quốc gia ở Boulder, Colorado, cho biết: “Nước trong một đám mây nhỏ có thể nặng khoảng 550 tấn. Hay để dễ hinh dung hơn, bạn hãy liên tưởng nó với … những con voi. Một con voi trung binh có khối lượng khoảng 6 tấn, điều đó có nghĩa là đám mây tích nặng tương đương gẩn 100 con voi”.

Hình ảnh lượng nước khổng lồ bằng 100 con thú lớn nhất trên đất liền treo lơ lửng trên bẩu trời lại gợi nên một câu hỏi khác: Cái gì giữ chúng ở đó.

“Trước tiên, nước không tồn tại ở dạng giọt có kích cỡ to như con voi, mà bao gồm vô vàn các hạt rất rất nhỏ”, LeMone giải thích. Và những hạt bụi nước này lơ lửng trong tẩng không khí ấm đang dâng lên ở bên dưới. Tuy nhiên, ý niệm về một lượng nước lớn nhường ấy treo trên bẩu trời làm sửng sốt ngay cả đối với một nhà khí tượng học như LeMone. “Tôi không hề có chút ý thức nào về trọng lượng của một đám mây, cho tới khi tôi bắt đẩu tính toán”, bà nói.

Vậy bao nhiêu “chú voi” mây có mặt trong một cơn dông lớn.? Gấp mười mấy lẩn đám mây tích chăng? Con số thực sẽ khiến bạn kinh ngạc: khoảng 200.000! Còn trong một cơn bão lớn, kết quả còn choáng váng hơn: 4 triệu con voi cũng chỉ nặng như thế. Điều đó có nghĩa rằng nước trong một cơn cuồng phong có khối lượng lớn hơn tất cả các con voi trên Trái đất cộng lại. Có lẽ, còn nhiều hơn tất cả số voi từng tồn tại trên hành tinh của chúng ta.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ