Tại sao lạc mốc hoặc nảy mầm thì không thể ăn được?

Vào mùa mưa, chúng ta thường phát hiện rất nhiều hạt lạc lên một lớp mốc xám đen. Lạc mốc thì có thể ăn được không? Nói chung không nên ăn lạc mốc.. Tại sao không thể ăn lạc mốc?

Mốc mà chúng ta thấy chính là quần thể sinh vật mắt thường có thể nhìn thấy do nấm mốc hình thành sau sinh sôi trên hạt lạc. Lạc có chứa phong phú chất protein, mỡ và hợp chất hydrocarbon chính là môi trường tốt cho nấm mốc phát triển, ở điều kiện nhiệt độ độ ẩm thích hợp rất dễ bị nấm mốc thâm nhập. Mà nấm mốc để sinh sôi nảy nở thì cần tiêu hao lượng lớn chất hữu cơ có chứa trong lạc. Vì vậy lạc bị mốc, xét về mặt dinh dưỡng và giá trị thực phẩm mà nói thì thấp hơn nhiều so với lạc bình thường. Ngoài ra, có một số nấm mốc còn tiết ra những sản phẩm trao đổi có độc, nếu bị ô nhiễm loại khuẩn có độc này cũng sẽ nhiễm độc tố.

Hiện nay phát hiện, có rất nhiều nấm mốc có thể sản sinh ra chất có độc – độc tố nấm mốc. Trên thế giới hiện nay được nghiên cứu nhiều nhất là độc tố aspergillus flavus. Nó là sản phẩm trao đổi của loại nấm mốc aspergillus flavus ở nhiệt độ 30 – 38oC và độ ẩm tương ứng là 85%, sinh sôi phát triển dồi dào trên lạc, trong đó, có những thân vi khuẩn đã sản sinh ra loại độc tố này. Aspergillus flavus đối với đại bộ phận động vật biểu hiện tính độc cấp tính rất mạnh, còn có tác hại dẫn đến ung thư, nguy hại đến sức khỏe con người và gia súc. Năm 1960 ở vùng Đông Bắc Bộ và Nam Bộ của Ireland – Anh có 100.000 con gà tây sau khi ăn phải bột lạc mốc, đều nhanh chóng chết. Sau sự việc này, người ta tìm ra trong bột lạc mốc có một loại nấm mốc, đó chính là aspergillus flavus, chính nấm mốc aspergillus flavus gây ra cái chết của 100.000 con gà tây. Sau đó có người dùng thức ăn gia súc có chứa aspergillus flavus nuôi khỉ, phát hiện ra có thể gây bệnh ung thư gan. Cũng có người điều tra ra ở vùng nào đó ở Châu Phi tỉ lệ mắc bệnh ung thư gan rất cao, điều này có liên quan tới việc người dân địa phương đã dùng lạc mốc làm thức ăn trong thời gian dài. Bởi vì lạc và những thực phẩm bị mốc khác rất có khả năng bị chất aspergillus flavus gây nhiễm độc, nếu dùng để ăn sẽ trực tiếp nguy hại đến sức khỏe của con người.

Sau khi lạc nảy mầm, thành phần dinh dưỡng của nó nhanh chóng giảm xuống. Đồng thời trong quá trình nảy mầm lượng nước tăng cao, càng dễ gây nhiễm nấm mốc.

Để tránh lạc mốc và nảy mầm, sau khi thu hoạch lạc, phải kịp thời làm khô đến một mức nước an toàn, cất giữ nơi khô ráo mát mẻ tránh lên mốc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ