Tại sao động vật có thể cho chúng ta cảm giác yêu hoặc ghét?

Trong truyện cổ tích, các công chúa xinh đẹp hiền hậu thường dắt theo những động vật nhỏ đáng yêu, những động vật nhỏ này rất thông minh, hoạt bát, giống như thiên sứ vậy; ngoài ra còn có rất nhiều bạn nhỏ cũng rất yêu quý những chú chó, chú mèo nhỏ. Nhưng cũng có một số động vật, chúng không những đóng vai ác quỷ trong truyện cổ tích, mà còn bị loài người rất căm giận. Vậy thì, động vật làm thế nào lại có thể cho chúng ta cảm giác yêu ghét này nhỉ?

Vấn đề này đã gây nên sự chú ý của các nhà khoa học. Qua điều tra thống kê, họ đã phát hiện được phản ứng yêu ghét của loài người đối với động vật chủ yếu xuất phát từ 3 phương diện: trực giác, tập tục truyền thống và nhận thức được hình thành từ xưa đến nay.

Trực giác là phản ứng đầu tiên của con người đối với động vật, những động vật có hình dáng, khuôn mặt tương đối giống người thường tạo cho chúng ta thiện cảm hơn. Ví dụ như loài khỉ, tuy chúng bướng bỉnh hay gây chuyện, đôi khi còn có thể bày ra một số trò đùa tai ác, nhưng hàng nghìn năm qua, sự yêu thích của loài người đối với chúng vẫn không thay đổi. Còn thân hình uốn éo của loài rắn hoàn toàn không hợp với loài người, cho dù là loài rắn không độc rất xinh đẹp, nhưng đa số loài người vẫn sợ mà tránh xa chúng.

Tập tục truyền thống cũng là yếu tố quyết định sự yêu ghét của con người đối với động vật. Ví dụ chim khách thường là đối tượng mà con người rất hoan nghênh, bởi vì chim khách tượng trưng cho sự tốt lành; còn đối với con quạ, con người ghét đến nỗi cũng không muốn nhìn, bởi vì trong mắt của nhiều người, quạ mang đến sự rủi ro, không may cho họ. Đương nhiên, do mối quan hệ về mặt tập quán, tình cảm yêu ghét của những người khác nhau đối với cùng một loài động vật cũng sẽ khác nhau. Ví dụ, trong mắt của một số người, rùa là tượng trưng cho sức khoẻ và tuổi thọ, còn trong mắt của một số người khác, rùa lại là dấu hiệu của sự sợ hãi, rụt rè, nhu nhược.

Trong nhiều trường hợp, tình cảm yêu ghét của con người đối với động vật bắt nguồn từ nhận thức từ xưa đến nay đối với chúng. Ví dụ như ruồi và ong đều là một loài côn trùng kêu “vù, vù”, nhưng ruồi gieo rắc vi khuẩn gây bệnh, gây ra tật bệnh, vì vậy loài người rất ghét chúng, còn ong lại truyền phấn hoa, trở thành sứ giả bảo vệ hoa được mọi người yêu mến.

Do vậy, có thể thấy rằng, nguyên nhân sinh ra tình cảm yêu ghét của con người đối với động vật là ở nhiều phương diện. Đương nhiên bề ngoài càng đáng yêu càng tốt, nhưng thói quen của động vật và tập tục truyền thống cũng là nhân tố quan trọng tạo nên cảm giác của con người.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ