Tại sao đến mùa thu có một số lá cây lại chuyển sang màu đỏ?

“Thời tiết mùa thu cao trong, bạn đi ngắm cảnh Hương Sơn ở Bắc Kinh sẽ đắm say bởi màu đỏ khắp núi đồi.

Hóa ra màu sắc của lá là do các loại sắc tố có trong nó quyết định. Trong lá cây sinh trưởng bình thường có chứa lượng lớn sắc tố màu xanh gọi là chất diệp lục, ngoài ra còn có chất carotin màu vàng, màu da cam hay có cả chất quỳ màu đỏ. Chất diệp lục và chất carotin đều là những chất có tác dụng tiến hành quang hợp. Chúng đều tập trung trong những hạt nhỏ diệp lục thể ở bên trong tế bào, thực ra đây là một nhà máy nhỏ sản xuất lương thực. Tính chất hóa học của chất diệp lục cũng rất dễ bị phá hoại. Mùa hè, lá cây có thể giữ được màu xanh lâu, đó là vì không ngừng có chất diệp lục mới sản sinh thay thế những chất diệp lục già đã phai màu. Chất carotin thì ổn định hơn, nó còn có tác dụng bảo vệ nhất định đối với chất diệp lục. Đến mùa thu lá không chịu đựng nổi nhiệt độ thấp, khả năng tạo ra chất diệp lục dần dần mất đi, màu xanh sẽ nhạt dần, mà chất carotin vẫn giữ trong nó, vậy là lá chuyển sang màu vàng.

Có một số lá chuyển màu đỏ là do trước khi chiếc lá rơi xuống trong hơn nửa tháng chúng đã sản sinh ra rất nhiều chất quỳ màu đỏ.

Lá đỏ ở Hương Sơn chính là như vậy. Lá đỏ Hương Sơn là lá của một loại cây gọi là hoàng lư. Nếu bạn chú ý một chút, sẽ phát hiện không phải tất cả lá đều đỏ tươi như vậy, cũng có lá màu da cam, cũng có lá màu vàng còn chưa chuyển sang màu đỏ. Khả năng sinh ra chất quỳ của lá còn liên quan với sự thay đột biến của môi trường xung quanh. Nếu thời tiết lạnh giá thì có lợi cho sự hình thành nhiều chất quỳ.

Vào mùa thu, lá cây trên núi thường đỏ sớm hơn cây ở dưới đất bằng. Do sự chênh lệch ngày và đêm trên núi lớn, có lợi cho sự tích trữ chất đường trong lá, sự sản sinh ra chất quỳ tương đối nhiều. Ngoài cây hoàng lư ở Hương Sơn Bắc Kinh ra, một dải rừng phong ở Giang Nam đến mùa thu lá cũng chuyển sang màu đỏ rất đẹp. Chính vì thế mà người ta ví “Giang phong như lửa” để hình dung điều này.

Hiện nay, con người đã nghiên cứu cấu tạo phân tử và tính chất hóa học của chất quỳ để tìm hiểu xem ngoài tác dụng tăng sắc màu ra nó còn có tác dụng gì nữa.”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ