Tại sao cây thiên ma lại không có rễ và lá?

“Thiên ma (còn gọi là xích tiễn thảo) là một dược liệu quí báu của Trung Quốc, trong sách y cổ gọi là “cỏ thần”. Nó không chỉ có công hiệu đặc biệt đối với các bệnh như chóng mặt, trẻ con hay kinh sợ mà quá trình sinh trưởng của cây cũng rất thần bí khôn lường, riêng một phong cách.

Thời tiết đầu hè, giữa các khu núi rừng râm ẩm, từ trên mặt đất bỗng mọc lên những bông hoa màu hồng gạch giống như cây măng nhỏ, ngọn đỉnh của bông hoa sắp xếp theo thứ tự những bông hoa nhỏ màu vàng hồng, cành trụi lá cao chưa đến 1m trơ trọi lung lay trong gió, trông giống như một mũi tên nhỏ nhô ra khỏi đất. Sau khi hoa nở, kết thành một chuỗi quả, trong mỗi quả lại có hàng vạn hạt giống như những hạt cát, bay bay theo gió, không hề nhìn thấy một lá xanh nào nhú ra. Người đi hái thuốc cẩn thận theo chiếc rễ “tên trần” này đào xuống, đào được từ dưới đất một vài đoạn thân to như củ khoai lang, quả trứng vịt, củ lạc…, nhưng không hề tìm thấy một sợi rễ nào, những thân củ này chính là thiên ma.

Không có rễ, không thấy lá, toàn thân không có chất diệp lục, sẽ không tiến hành được tác dụng quang hợp, cũng không có cách nào để hấp thụ nước và các loại muối vô cơ, vậy thiên ma làm thế nào để lớn? Hóa ra thời kì sinh trưởng của thiên ma có một bí quyết riêng là “ăn khuẩn”.

Trong rừng khắp nơi lan tràn một loại thực khuẩn có tên mật hoàn (tên khoa học là armillaria), đầu khuẩn có màu mật ong, đuôi khuẩn có vòng tròn vì vậy nó mới có tên mật hoàn. Sợi khuẩn của khuẩn mật hoàn khắp nơi có thể làm tổ, không có lỗ thông vào, chuyên dựa vào chất dinh dưỡng của thực vật khác để sống, làm mục nát gỗ cây, nguy hại cho rừng, khi gặp loài thiên ma, các sợi khuẩn cũng bao vây lấy thân của nó như vậy. Không ngờ thực khuẩn lúc này không dễ mà xuyên vào được, trong tế bào của thiên ma có một loại dung môi đặc biệt, có thể lấy sợi khuẩn đâm xuyên trong thân thiên ma thành thức ăn rất tốt tiêu hóa, hấp thụ hết, thực khuẩn ngược lại trở thành thức ăn của thiên ma! Dựa vào cách ăn khuẩn mật hoàn mà thiên ma lớn lên, không có rễ và lá vẫn sống tốt. Như vậy, trong quá trình tiến hóa lâu dài, rễ và lá của thiên ma dần dần thoái hóa, chính là thiên ma ngày nay, bạn có thể nhìn thấy lờ mờ giữa các kẽ thân vảy mỏng nhỏ vết tích lá trước kia. Thế nhưng, khi thiên ma già yếu, chức năng sinh lí có thể yếu đi, không có khả năng “ăn khuẩn”, lúc này ngược lại trở thành thức ăn của loài thực khuẩn đó. Cho nên, thiên ma và khuẩn này là mối quan hệ cộng sinh, thời kì đầu thiên ma ăn khuẩn, thời kì sau thì khuẩn lại ăn thiên ma.

Sau khi người tìm ra tính khí của loài thiên ma, chỉ cần chuẩn bị tốt “lương thực” của khuẩn mật hoàn, cho nó vào môi trường râm ẩm, ở bình nguyên cũng có thể trồng nhân tạo được.

Thiên ma mặc dù không có rễ, không có lá, nhưng nó lại có đặc trưng lớn nhất của thực vật bậc cao: có ra hoa phức tạp, cơ quan kết quả, dùng hạt giống sinh sôi đời sau. Thiên ma thuộc thực vật họ lan. Trong họ lan không ít cây đều sinh trưởng rất kì quái, thiên ma có lẽ cũng là một trong những thành viên thoái hóa nhất.”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ