Tại sao cây mía phần gốc lại ngọt?

Thường có câu nói “gốc của cây mía ngọt, càng gần gốc càng ngon”. Thực ra, nửa phần trên cây mía không ngọt bằng nửa dưới của cây, đặc biệt là phần ngọn nhạt nhẽo, vô vị.

Khi cây mía còn non, bộ phận chủ yếu của hoạt động sống là rễ và lá, rễ hút nước và chất dinh dưỡng, chuyển cho lá, lá hấp thụ cacbon đioxit, cùng với nước và chất dinh dưỡng do bộ rễ đưa tới, dưới ánh nắng Mặt Trời, tạo ra chất dinh dưỡng mà cây cần. Mía ở thời kì non, nếu bạn lấy nếm thử phần ngọn và phần gốc đều không có vị ngọt. Nhưng cùng với sự sinh trưởng của cây, hoạt động bên trong cơ thể cây không chỉ dồi dào hơn mà còn phức tạp hơn. Mía trong quá trình trưởng thành cần bóc mấy lần lá. Tác dụng của bóc lá, ngoài việc tăng nhanh sự lớn cao lên của cây mía ra, chủ yếu là khiến cho thân cây mía trực tiếp đón nhận ánh sáng Mặt Trời, vì vậy thân mía là một bộ phận quan trọng tạo gluco. Tất cả thực vật đều có một đặc trưng: chất dinh dưỡng mà nó tạo ra ngoài cung cấp cho sự tiêu hao trong quá trình sinh trưởng, còn lại là cất giữ, nơi cất giữ thường là bộ rễ, mà đa phần chất dự trữ được thường là gluco và tinh bột.

Mía cũng như vậy, chất dinh dưỡng tạo ra ngoài cung cấp cho sự tiêu hao khi lớn, còn một phần chuyển thành gluco tích trữ trong bộ rễ. Do chất dinh dưỡng mà thân mía tạo ra tuyệt đại bộ phận là gluco nên gluco trữ lại càng đậm. Ngoài ra do tác dụng bốc hơi của lá, cần lượng nước lớn, cho nên ngọn cây mía thường là giữ lượng nước đầy đủ cung cấp cho lá tiêu hao, phần nước này càng gần ngọn càng nhiều, mà lượng nước bao nhiêu thì cũng ảnh hưởng tới hàm lượng đơn vị của gluco. Nói một cách khác lượng nước càng nhiều thì vị ngọt sẽ càng giảm đi. Đó chính là lí do làm phần già của cây mía lại ngọt.

Nhưng nếu mía sau 10 tháng lớn, tình hình sẽ thay đổi, phần ngọn cũng rất ngọt. Cho nên, khi trồng mía, người Việt Nam có câu: “Tháng chín heo may, đường bay lên ngọn”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ