Tại sao cây cọ dầu được coi là “vua dầu” trên thế giới?

Khi bạn tới hòn đảo ngọc phía Nam của Trung Quốc – đảo Hải Nam, có thể thấy hai bên đường những hàng cây cao, lá giống như lá dừa nhưng không kết quả dừa, mà giữa những nách lá kết từng chùm từng chùm quả do quả mẹ tạo thành, đó chính là cây cọ dầu.

Loài thực vật này vốn sinh trưởng ở vùng bờ biển Tây Phi, thích môi trường nhiệt độ cao, nhiều ẩm, là một loại cây trồng nhiệt đới, nó được đưa vào vùng đảo Hải Nam trồng đã gần 40 năm lịch sử, ở các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây cũng có trồng loại cây này.

Công dụng dầu của nó rất lớn, quả có chứa hai loại dầu: dầu được ép từ vỏ ngoài quả gọi là dầu cọ, có thể dùng làm mỡ dầu và làm bơ nhân tạo, trong công nghiệp có thể làm dầu bôi trơn cho máy móc, nhiên liệu cho động cơ đốt trong, xà phòng, nến và chất chống hỏng cho lớp sắt mỏng trong công nghiệp chế biến đồ hộp; dầu được ép từ nhân quả gọi là dầu nhân cọ, nó là loại dầu ăn rất tốt, lại có thể làm các loại bơ nhân tạo cao cấp, xà phòng cao cấp, thuốc, mĩ phẩm cao cấp…

Cây cọ dầu được coi là vua dầu trên thế giới vốn không phải do công dụng và giá trị kinh tế lớn mà do sản lượng dầu theo đơn vị diện tích của nó cao. Dừa được coi là thực vật có sản lượng dầu cao trên thế giới, nhưng nó chỉ có nhân quả chứa thành phần dầu mà cây cọ dầu ngoài nhân quả có chứa thành phần dầu ra thì phần thịt vỏ quả cũng có chứa thành phần dầu, thành phần dầu có trong vỏ quả trong còn cao hơn trong nhân (hàm lượng dầu của vỏ quả trong bằng 45% – 50%, trong nhân là 45%).

Chỉ tính toán theo sản lượng dầu cọ mỗi mẫu (tức là dầu ép từ thịt quả, không tính dầu ép từ nhân) thì cao gấp 2 – 3 lần dừa; 7 – 8 lần lạc; 9 lần đậu tương; mấy chục lần hạt bông, thật không hổ danh là “vua dầu thế giới”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ