Sao suối nước nóng có thể phun được?

Đài phun nước trong công viên có thể phun nước là nhờ công sức của con người tạo nên. Trong thế giới tự nhiên, cũng có rất nhiều suối nước có thể phun cột hơi nước hoặc cột nước nóng cao tới cả chục mét. Mỗi lần suối nước phun đều có một quãng thời gian nghỉ, gọi là thời gian ngưng phun. Khoảng thời gian cho mỗi lần ngưng phun cũng có quy luật, có lúc chỉ ngưng vài phút, có lúc vài ngày, thậm chí có lúc ngưng vài tháng rồi mới lại phun. Aixơlen, Thổ Nhĩ Kỳ, Canađa… là những quốc gia có suối nước nóng nổi tiếng thế giới.

Cùng là nước ngầm dưới lòng đất, nhưng sức mạnh nào làm nước phun lên được? Đó là do áp lực của hơi nước. Do chịu ảnh hưởng sức nóng của nham thạch nằm sâu trong lòng đất, tầng nước ngầm dần dần tăng tới nhiệt độ sôi hoặc cao hơn. Đường ống dẫn từ tầng nước ngầm lên đến mặt đất nếu dài và hẹp, sẽ khiến cho nước nóng phía dưới và nước lạnh phía trên không thể đối lưu, và hơi sẽ bốc lên. Cũng có lúc, vì phải chịu áp lực quá lớn, nước đọng trên điểm sôi đột nhiên biến thành hơi nước. Khi hơi nước bốc lên thì áp lực ở dưới bị giảm, khiến càng nhiều nước biến thành hơi. Hơi càng nhiều, áp lực càng lớn, đến khi đường ống dẫn nước cũng trở nên tắc nghẽn, vậy là nước được phun lên.

Vậy tại sao suối nước nóng lúc phun lúc ngưng?

Vì sau mỗi lần phun, một lượng lớn hơi nước được thoát ra, số hơi nước còn lại trong khoảnh khắc cũng giảm đi đáng kể khiến nước đang bị tắc trong ống dẫn lại có thể lưu thông bình thường. Đến khi hơi nước lại bị dồn ứ lại, nước lúc này mới lại phun lên. Đó chính là bí mật vì sao suối nước nóng lại lúc phun lúc nghỉ?

Suối nước nóng được phân bố chủ yếu ở những khu vực có núi lửa. Điều này cũng giải thích suối nước nóng thực sự chịu ảnh hưởng từ dòng nham tương. Cũng có một vài suối nước nóng phân bố ở những khu vực nhiều năm nay không thấy hoạt động của núi lửa, nhưng rất có thể nằm sâu dưới lòng đất là dòng nham tương vẫn thầm lặng chảy. Vì thế, người ta cho rằng sự hình thành của suối nước nóng có nguyên nhân sâu xa từ nhiệt độ ở sâu trong lòng đất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ