Nước tiểu được hình thành như thế nào?

“Trong điều kiện bình thường, nếu ta uống nước nhiều thì đi tiểu nhiều, uống ít đi tiểu ít. Mới nghe qua, tưởng như nước vào cơ thể sẽ biến thành nước tiểu một cách rất đơn giản. Thực ra, nó phải trải qua các quá trình biến đổi trung gian rất phức tạp ở thận.

Hai quả thận nằm hai bên cột sống ở sau thắt lưng, mỗi bên một quả to bằng nắm đấm, hình dạng giống với hạt đậu tằm. Kết cấu của quả thận gồm bộ phận sinh nước tiểu (nhu mô thận) và bộ phận bài tiết nước tiểu (bể thận). Nhu mô thận gồm các tiểu cầu thận và các ống. Khi đi qua tiểu cầu thận, máu được lọc một lượt; các chất phế thải trong máu và phần nước thừa được đưa vào các ống nhỏ, đó chính là nước tiểu.

Nước tiểu được tập trung đến bể thận rồi theo niệu quản đi xuống bàng quang. Bộ phận này giống như một quả bóng đàn hồi, vai trò chủ yếu là lưu giữ nước tiểu. Khi lượng nước tiểu đạt đến mức nhất định, bàng quang phình ra. Các tín hiệu kích thích được các dây thần kinh truyền lên đại não. Đại não ra lệnh “”thải nước tiểu””. Khi đó, các cơ ở phần trên bàng quang co lại, cơ tròn chỗ miệng thoát nước tiểu mở ra. Nước tiểu sẽ bị ép chảy thoát ra ngoài.”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ