Người máy tương lai có vượt qua con người không?

Trong phim ảnh và tiểu thuyết khoa học giả tưởng, chúng ta có thể đã thấy các tình tiết và tình huống “chiến tranh” giữa con người và người máy. Và thế là có người lo ngại rằng người máy thông minh lanh lợi và tháo vát sẽ vượt qua con người chăng?

Trên thực tế sự lo lắng đó là thừa. Tuy rằng, tốc độ sinh sôi và “tiến hóa” của người máy có vượt xa tốc độ sinh đẻ và tiến hóa của loài người; sự quy hoạch, thiết kế, điều khiển và quản lý người máy cũng dễ dàng hơn với con người, tác dụng mà người máy phát huy trong lĩnh vực sản xuất và đời sống xã hội, thậm chí vượt qua cả người lao động thành thạo. Thế nhưng, người máy không thể nào tạo nên sự uy hiếp với con người cả.

Đó là vì cho dù “trí tuệ” của người máy trong tương lai phát triển đến nước nào, “khả năng” của chúng có mạnh hơn người bao nhiêu, lĩnh vực hoạt động sôi nổi có rộng bao nhiêu… thì rốt cuộc chúng cũng chỉ là người máy do con người làm ra.

“Trí tuệ” của chúng chẳng qua là sự phát triển kéo dài của trí tuệ con người.

Để phòng chống người máy “quy phạm” và “làm phản”, các nhà khoa học khi thiết kế, chế tạo người máy đã áp dụng “ba nguyên tắc” mà nhà tiểu thuyết khoa học ảo tưởng Acximôp quy định cho hành vi người máy là:

– Thứ nhất: Trong bất kì trường hợp nào người máy cũng không được làm thương vong con người, hoặc thấy người gặp nạn mà khoanh tay đứng nhìn.

– Thứ hai: Trong bất kì trường hợp nào người máy cũng phải phục tùng lệnh của con người. Thế nhưng, nếu mệnh lệnh đi ngược với nguyên tắc số một thì không phục tùng.

– Thứ ba: Người máy phải bảo vệ mình trong tiền đề không đi ngược lại nguyên tắc thứ nhất và thứ hai.

Bởi vì có hai nguyên tắc đầu, cho nên không cần lo lắng là người máy sẽ làm thương vong con người. Quan hệ giữa người máy và con người giống như miêu tả trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc Tây du kí: “Cho dù Tôn Ngộ Không có 72 pháp thuật nhưng vẫn không tài nào nhảy ra khỏi lòng bàn tay phật tổ Như Lai”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ