Máy tính đã hỗ trợ công việc chụp CT thế nào?

Chắc chắn bạn đã được nghe nói về việc chụp CT, nhưng bạn có biết CT là thiết bị kiểm tra y tế thế nào không? Và máy tính đã có hỗ trợ gì trong việc chụp CT?

CT là từ tiếng Anh viết tắt của X-ray Computer Tomography, nghĩa là “chụp X quang cắt lớp bằng máy tính”. Nguyên lý làm việc của thiết bị này giống hệt thiết bị chụp X quang thông thường. Sau khi tia X quang xuyên qua các cơ thể người, cường độ tia X quang tăng hay giảm sẽ phụ thuộc vào mật độ vật chất. Sau đó, máy tính sử dụng những thông tin này, hoàn chỉnh, xử lý và tạo thành hình ảnh bên trong của bộ phận được chụp, đặc biệt là hình ảnh cắt lớp của tổ chức bị bệnh. Điều khác biệt với chụp X quang thông thường là khi chụp CT do không chịu ảnh hưởng từ mật độ vật chất nên hình ảnh sẽ vô cùng rõ ràng. Hiện tượng phim có thể nhòe khi chụp X quang thông thường sẽ không xuất hiện khi chụp CT. Ngoài ra, hình ảnh chụp CT còn phản ảnh được những khác biệt dù rất nhỏ giữa các tổ chức khỏe mạnh và các tổ chức có bệnh. Đặc biệt hơn nữa, sau khi được máy tính hoàn chỉnh, xử lý thông tin về vị trí, tính chất, độ lớn nhỏ của khối u trong cơ thể, hình ảnh sẽ hiển thị trên màn hình vừa nhanh vừa trực quan. Chính vì thế, thiết bị chụp CT đã trở thành đồng nghiệp, người trợ lý đắc lực của các bác sỹ.

Thiết bị chụp CT chủ yếu gồm những phần sau:

(1) Máy phát chùm tia X: có thể phóng chùm tia X quang tới bất kỳ bộ phận nào, ở mọi góc độ và dù nằm sâu trong cơ thể người để kiểm tra.

(2) Các phần tử dò: thu nhận các tia X xuyên qua cơ thể người. Thông thường, một máy chụp CT có tới cả trăm, thậm chí nghìn phần tử dò để có thể thu thập được các tia X quang từ nhiều góc độ khác nhau, đem lại lượng thông tin phong phú.

(3) Máy tính chuyên dụng: bao gồm máy chuyển đổi “sao chép / số hóa”, “số hóa / sao chép”. Máy này sẽ tiến hành hoàn chỉnh, xử lý, ghi nhớ và hiển thị thông tin được đưa đến từ phần tử dò.

(4) Thiết bị ra phim.

Quá trình chụp CT cụ thể như sau:

Bệnh nhân được đặt nằm trên bàn chụp CT, bác sỹ sẽ điều chỉnh cự ly và vị trí của máy phát tia X quang với bộ phận cần phải kiểm tra trên cơ thể sao cho thích hợp, phóng chùm tia X quang, quét (scan) các tổ chức theo từng lớp, đồng thời lúc này khởi động các phần tử dò, thu nhận các tia X quang xuyên qua cơ thể, sau đó để máy chuyển đổi “sao chép / số hóa” các thông tin và chuyển toàn bộ thành thông tin dạng số. Tiếp đó lại nhập toàn bộ vào máy tính. Máy tính sẽ tiến hành hoàn chỉnh, xử lý thông tin, bao gồm cả việc loại bỏ những thành phần làm nhiễu thông tin, phân tích những khác biệt giữa các tổ chức và làm tăng độ nét của các hình ảnh… Sau nữa, các thông tin dạng số lại được chuyển tới máy chuyển đổi “số hóa / sao chép” để hiện thị lên màn hình máy tính. Ra phim là công đoạn cuối cùng của công việc chụp X quang.

Thông thường khi chụp CT, người ta sẽ chụp nhiều hình ảnh, vì sao thế nhỉ? Thế này nhé, nếu muốn biết vị trí hay kích cỡ của lòng đỏ quả trứng luộc, nếu chỉ dùng dao cắt ở giữa thôi thì không thể có được lời giải đáp toàn diện. Nhưng nếu bạn lần lượt cắt tiếp năm, sáu dao nữa, hoặc cắt thành càng nhiều lớp để so sánh, phân tích, thì lúc này kết luận của bạn sẽ chính xác hơn rất nhiều. Chụp CT cũng thế. Sự thật là, có càng nhiều bức ảnh cắt lớp thì khoảng cách giữa các lớp cắt càng nhỏ, kết quả kiểm tra càng chính xác. Và nhờ có sự hỗ trợ của máy tính, dù có chụp bao nhiêu lát cắt thì cũng là việc rất dễ dàng.

Chụp cắt lớp CT ra đời năm 1972, chỉ với gần 40 năm lịch sử, nhưng nhờ sự tiến bộ vượt bậc của kỹ thuật máy tính mà khả năng chụp CT cũng ngày một ưu việt, tạo ra các bức ảnh vô cùng rõ ràng. Thông tin từ ảnh chụp X quang thông thường như từng dùng trong quá khứ còn nhiều hạn chế, không thể kiểm tra được các cơ quan nội tạng… Nhưng với ảnh chụp CT, mọi thứ đều trở nên rõ ràng. Chính vì thế, chụp CT ngày càng trở nên thân thiết hơn với các bác sỹ và người bệnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ