Lôgic dùng để biểu thị tri thức có được không?

“Bạn đã từng nghe nói “”máy tính cũng có tri thức phải không”” Tri thức trong máy tính biểu thị như thế nào?

Bởi vì quá trình hoạt động trí năng chủ yếu là một quá trình có được và ứng dụng tri thức, cho nên phạm vi nghiên cứu hoạt động trí năng bao gồm: nhận được tri thức, biểu thị tri thức, ứng dụng tri thức. Và tri thức lại cần có hình thức biểu thị thích đáng thì mới tiện cho việc lưu trữ trong máy tính, kiểm tra tìm kiếm, sử dụng và sửa đổi.

Biểu thị những tri thức mà con người đã tích lũy về nhận thức đối với thế giới khách quan bằng phương pháp hệ thống, đó chính là vấn đề “”biểu thị tri thức”” mà người ta thường nói tới, tức là “”biểu thị tri thức như thế nào””, hoặc làm sao để máy tính hiểu được và xử lí tri thức, và mách bảo cho chúng ta kết quả xử lý theo phương pháp mà con người có thể hiểu được.

Qua nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học máy tính đã có được rất nhiều phương pháp biểu thị tri thức khác nhau. Đặc biệt nổi bật trong đó là phương pháp biểu thị công thức lôgic. Lôgic chúng ta bàn tới ở đây là lôgic toán lí. Nó bao gồm hai bộ phận tính toán mệnh đề và tính toán vị từ.

Nhà toán học, triết học Đức Gottfied Wilhelm von Leibniz đã đưa ra một ý tưởng lớn lao vào những năm 70 của thế kỷ XVII là: Chế tạo một máy suy lí để cơ giới hóa phép quy nạp và diễn dịch lí tính của con người. Leibniz suốt đời đã đổ bao tâm huyết vào việc đó. Ông đã đặt nền móng cho lôgic toán lí. Ông đã thử biểu thị lôgic thành một loại tính toán, từ đó mà biểu thị quá trình tư duy bằng quá trình tính toán kí hiệu.

Biểu thị tri thức bằng công thức lôgic thì cần phải kí hiệu hóa toàn bộ tri thức và tính toán lôgic. Ví dụ biểu thị “”tuyết màu đỏ”” bằng P, biểu thị “”hôm này trời mưa”” bằng Q, biểu thị “”ngày mai trời mưa”” bằng R. Vậy thì “”tuyết không phải màu đỏ”” sẽ biểu thị là: ¬P. Và “”hôm nay trời mưa và ngày mai trời cũng mưa”” có thể biểu thị là: QΛR. Ở đây ¬ và Λ đều là từ liên kết của tính toán lôgic. Lại ví dụ Human (x) biểu thị “”x là người””, Mortal (x) biểu thị “”x sẽ chết””. Vậy thì “”với mọi x; x là người và x sẽ chết có thể biểu thị là: ∀ x (Human (x) Λ Mortal (x)). Ở đây Human (x) và Mortal (x) gọi là vị từ, ∀ gọi là lượng từ phổ dụng.

Tầm quan trọng của biểu thi lôgic là kết quả diễn dịch của nó trong phạm vi nhất định đảm bảo chính xác, còn các phương thức biểu thị tri thức khác thì đến nay vẫn chưa đạt được yêu cầu này. Đó là một nguyên nhân lôgic được dùng phổ biến cho việc biểu thị tri thức. Phương pháp biểu thị lấy lôgic làm cơ sở trong việc nghiên cứu trí tuệ nhân tạo được ứng dụng rộng rãi còn có một nguyên nhân khác là phương pháp suy ra tri thức mới từ tri thức hiện có ta có thể cơ giới hóa.

Biểu thị lôgic trong các lĩnh vực khoa học máy tính như kho dữ liệu, hệ thống chuyên gia, công trình phần mềm và chứng minh định lí tự động đều rất có giá trị.”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ