Khí độc quân dụng là gì?

“Khí độc được dùng sớm nhất trên chiến trường là khí clo. Khí độc clo được sử dụng đầu tiên trong đại chiến thế giới lần thứ nhất, vào năm 1915. Mãi đến năm 1925 mới có công ước quốc tế Giơnevơ cấm dùng khí độc, nhưng việc sử dụng khí độc trên chiến trường không những không dừng lại mà còn phát triển mạnh hơn.

Vậy thế nào là khí độc quân dụng?

Loại khí độc có tên thường gọi là “”khí mù tạt”” đã từng nổi tiếng là kẻ “sát thủ”” (kẻ giết người) đã có lịch sử hơn 100 năm. Đây là loại khí độc có tên hoá học là 2,2 – dichloroactyl sulfide (ClCH2CH2SCH2CH2Cl), dạng tinh khiết là loại chất lỏng sánh như dầu, không màu. Dạng thô thường có màu nâu vàng. Vì loại hợp chất này có mùi của bột mù tạt nên cũng thường được gọi là khí mù tạt. Loại hợp chất này do nhà hoá học Nga Nicolai Zenlenski ngẫu nhiên phát hiện được khi ông tiến hành lưu hoá đicloietyl trong phòng thí nghiệm. Loại chất độc này đã làm bỏng rộp da tay của Zenlinski và làm ông suýt mất mạng. Về sau có người đã ghi chép lại phương pháp điều chế 2,2 – dichloroactyl sulfide và công bố trong một tập sách hoá học. Vào thời bấy giờ, không có ai lại nghĩ đến việc có ngày 2,2 – dichloroactyl sulfide được sử dụng làm khí độc để tàn sát người trên chiến trường.

Nhưng một loại chất độc, loại “”thần chết”” làm người ta kinh sợ là chất độc sarin. Đây là loại chất lỏng không màu, trong suốt giống như nước máy tinh khiết, thậm chí còn phát ra mùi vị ngọt như mùi táo, đặc biệt đây là loại chất lỏng rất dễ bay hơi. Khi mới ngửi thấy mùi sarin, khiến người ta theo bản năng hít sâu mấy hơi, thế nhưng chỉ một lúc sau sẽ thấy buồn nôn, mấy phút sau đồng tử co lại, đầu đau như búa bổ, toàn thân co quắp, nhiễm độc nặng sẽ nhanh chóng bị tử vong. Một phát hiện nữa làm người ta khiếp sợ là nếu phối hợp chất độc sarin với chất độc mù tạt thì độc tính của chất độc sẽ tăng gấp 5 lần khi dùng riêng rẽ. Vào năm 1995, vụ án chất độc ở đường tàu điện ngầm ở Nhật Bản chính là do chất độc sarin gây nên.

Ngoài ra còn có loại khí độc “”bizi”” có tác dụng phá hoại. Bizi: Gọi tên tắt của từ đầu các tiếng Anh tên hoá chất B.Z, có công thức nguyên C9H15O3N (với tên gọi 2- hyđroxybenzo – 3 – este quinolinat) rất mạnh khả năng điều tiết hệ thần kinh trung ương. Các nhà khoa học đã thử cho một con mèo ngửi mùi “”bizi”” rồi đưa một con chuột đến trước mặt mèo, con mèo vốn rất ham bắt chuột này có phản ứng khác thường là quay đầu bỏ chạy. Hiện tại chất độc “”bizi”” còn chưa xuất hiện trên chiến trường.

Trong thực tế người bình thường khi ngửi phải hơi bizi lập tức bị mất trí nhớ hoàn toàn, thần kinh hoảng loạn, không tự chủ được hành động. Phải sau hàng chục giờ đồng hồ, độc tính trong cơ thể mất dần và người ta dần dần được hồi phục.

Có rất nhiều loại khí độc hoá học. Từ sau đại chiến thế giới lần thứ nhất đến nay, chất độc hoá học đã giết hại đến hàng triệu sinh mạng, là một loại vũ khí hết sức vô nhân đạo. Mong cho loại khí độc hoá học nhanh chóng bị tiêu huỷ trên toàn cõi Trái Đất.”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ