Đĩa quang VCD được chế tạo bằng vật liệu gì?

Đĩa quang VCD giá rẻ, đẹp là một trong những loại đĩa số hoá dùng tia laze được mọi người ưa thích. Với một chiếc đĩa nhỏ đường kính 12cm, dày 1,2mm là loại đồ vật kỹ thuật cao, hội đủ các yếu tố kỹ thuật cao như: Kỹ thuật tia laze, kỹ thuật số hoá, kỹ thuật tính toán.

Đĩa quang VCD có công năng ghi, lưu trữ và phát lại âm thanh, hình tượng, chữ số, tin tức… Trong đó điều hết sức quan trọng là vật liệu ghi bằng quang học. Nguyên lý của kỹ thuật ghi là: ánh sáng tia laze có độ hội tụ cao được chiếu vào màng mỏng của đĩa quang, tia laze sẽ tác dụng với vật liệu ghi của đĩa, gây ra các biến đổi vật lý và hoá học, hình thành các điểm ghi. Điều này cũng giống như chúng ta viết chữ và để lại nét chữ trên giấy. Các điểm ghi trên màng mỏng tuỳ thuộc nội dung thông tin mà các điểm ghi sẽ có tính chất và đường viền khác nhau, nhờ đó mà thể hiện được lưu trữ. Ngày nay người ta đã phát minh được nhiều loại vật liệu ghi quang học. Tuỳ theo tác dụng của tia laze lên vật liệu khác nhau, tia laze gây các tác dụng, gây sự thay đổi về vật lý, hoá học khác nhau, người ta chia vật liệu chế tạo đĩa làm mấy loại: “cháy ăn mòn”, “biến đổi mạnh”, “đổi màu hữu cơ”, “bắt điện tử”. Loại vật liệu này do sự đốt cháy quang hoá học tạo nên lỗ là thuộc loại vật liệu cháy ăn mòn. Trong loại vật liệu này có chứa tinh thể samari florua và bari clorua… Trong loại vật liệu “biến đổi mạnh” có chứa telua oxit. Dưới tác dụng của tia laze, độ trong suốt của vật liệu sẽ thay đổi làm thay đổi chiết suất của vật liệu, nhờ đó mà ghi được thông tin. Trong loại vật liệu “đổi màu hữu cơ” có chứa dẫn suất của pyriđin, 4 – xyanogen, 2 – metyl quinon… là những chất hữu cơ. Dưới tác dụng của tia laze, các hợp chất này sẽ thay đổi cấu trúc, làm thay đổi phổ hấp thụ của hợp chất, nhờ đó người ta sẽ ghi được thông tin.

Tuy có nhiều loại vật liệu để chế tạo đĩa quang VCD, nhưng chúng đều có đặc điểm chung là dưới tác dụng chiếu xạ của tia laze, chúng sẽ có những biến đổi vật lý, hoá học đặc trưng nhờ đó mà các loại đĩa quang học sẽ ghi nhận được tín hiệu thông tin.

Đĩa quang VCD chỉ có màng rất mỏng vật liệu ghi (chỉ dày 20-30 nanomet) còn lại là chất làm đế để tráng vật liệu. Chất làm đế thường là vật liệu polyme polymetyl metacrilat, polycacbonat và vài loại polyme kết tinh mới được phát minh. Khi chế tạo đĩa ghi quang học để bảo vệ tín hiệu ghi trên đĩa, người ta phải tiến hành nhiều công đoạn: Trước hết người ta phủ lên đế một lớp chất cách điện thường là silic oxit hoặc kẽm sunfua. Sau đó lại phủ tiếp lớp vật liệu ghi rồi lại một lớp tăng cường độ trong suốt để tăng cường độ truyền quang cho tia laze được sử dụng. Cuối cùng để bảo vệ lớp ghi tín hiệu trên đĩa quang người ta lại mạ một màng mỏng kim loại phản xạ (ví dụ màng nhôm kim loại). Như vậy chỉ với đĩa quang VCD trong công nghệ chế tạo, ngoài việc chọn vật liệu, quả còn nhiều nội dung nghiên cứu, nhiều tri thức cần biết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ