Ai đã nghĩ ra môn nhẩy dù?

Bạn hãy thử tưởng tượng mình đang lơ lửng ở độ cao 5m sau đó từ từ hạ cánh xuống mặt đất. Điều đó giống như bạn nhảy từ bờ tường cao 3m xuống vậy. Để làm được việc đó mà không hề bị xây xát bạn phải nhờ đến sự giúp đỡ của chiếc dù. Chiếc dù chẳng qua chỉ là một chiếc ô to có khả năng tạo ra lực cản đối với không khí. Nhờ có chiếc dù chúng ta có thể rơi trong không gian mà không sợ bị thương khi hạ xuống mặt đất.

Chiếc dù thực ra là thiết bị bay đầu tiên. Năm 1514 Leonard De Vinchi đã phác họa chiếc dù trong quyển vở vẽ của mình. Vào năm 1595 Faustơ Verasio đã có một bài miêu tả về chiếc dù có khả năng hoạt động đầu tiên. Ông Z. Blanzar, người Pháp là người đầu tiên sử dụng chiếc dù. Năm 1785 ông này đã cho một con chó vào một chiếc giỏ, buộc vào một cái dù rồi thả từ khí cầu xuống. Ông Blanzar còn khẳng định rằng vào năm 1793 từ trên khinh khí cầu ông đã nhảy dù xuống mặt đất và kết quả là bị gãy mất một chân.

Một người Pháp khác, ông Z. Garneri đã được công nhận là người đầu tiên sử dụng dù thường xuyên nhất. Cuộc biểu diễn nhảy dù đầu tiên của ông đã diễn ra ở Pari vào ngày 22/10/1797, khi mà ông đã nhảy thành công từ độ cao hơn 600m. Chiếc dù của ông Garneri trông giống như một cái ô được làm từ vải bạt trắng có đường kính khoảng 7m. ở giữa nóc dù có một miếng gỗ hình cái đĩa có tiết diện khoảng 25cm có đục lỗ ở giữa cho không khí lọt qua. Chiếc đĩa được gắn với miếng vải bạt bằng nhiều dải ruy băng nhỏ.

Cú nhảy dù từ máy bay thành công đầu tiên được thực hiện bởi đại uý Berry vào năm 1912 tại Saint-Luiz thuộc bang Missuri. Trong những năm 1913-14 đã xảy ra rất nhiều cuộc tranh luận xung quanh việc nên hay không nên sử dụng dù vào mục đích cứu hộ. Cho đến đầu thế chiến thứ nhất vấn đề này vẫn chưa ngã ngũ. Những vấn đề bàn cãi chính liên quan đến kích thước của dù và việc liệu các phi công có thể nhảy dù an toàn mà không va chạm với máy bay hay không.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỏi đáp & Tư vấn © 2013 Liên hệ